4 nguyên tắc rèn thói quen ham học hỏi cho con ngay từ nhỏ

GD&TĐ - Giáo dục trẻ là quá trình bền bỉ, lâu dài, và quan trọng là giai đoạn hình thành thói quen trong độ tuổi đi học. Cha mẹ có thể kham khảo một số cách dưới đây để giúp trẻ vui vẻ, thải mái trong suốt quá trình học tập của mình, để con luôn có một nền tảng giáo dục tốt nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Dành thời gian học buổi tối

Đối với trẻ nhỏ, việc dành thời gian học buổi tối là vô cùng quan trọng. Việc học buổi tối không chỉ đơn thuần giúp con hoàn thành các bài tập về nhà, hệ thống lại kiến thức học ngày hôm đó mà cha mẹ nên cho con xem trước sách vở ngày mai. Tuy đây là cách không còn xa lạ với chúng ta nhưng không thể phủ nhận được hiệu quả mà nó mang lại.

Thay vì cách học như truyền thống, bạn hãy để trẻ có thể tự tạo ra các sơ đồ minh họa bài học, hoạt động này sẽ giúp não bộ của bé ghi lại những gì cần nhớ trong khi ngủ.

Tốt nhất hãy duy trì thói quen này thường xuyên cho con trẻ, đừng vì bất cứ lý do gì mà xao nhãng nếu muốn con bạn học giỏi. Tuy nhiên, cũng tùy vào lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ hãy lựa chọn thời gian học thích hợp, đừng nên bắt trẻ phải học quá nhiều.

2. “Học” đi đôi với “hành”

Có rất nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng rằng, chỉ cần con học giỏi trên lớp thôi là đủ, nhưng không, bạn đã nhầm! Nếu không muốn con bạn chỉ là những đứa trẻ thụ động thì hãy “vứt” chúng ra ngoài xã hội đi. Có như vậy con bạn mới có cơ hội tự lập, tự giác và lớn lên một cách thực sự.

Hãy cho con ra thế giới bên ngoài, cho con tiếp xúc, học hỏi từ những người bạn đồng trang lứa, học từ những buổi dã ngoại thực tế thay vì ngồi nhà và xem qua chiếc tivi không thôi... Bởi những đứa trẻ thì luôn hiếu kì, nếu chúng được tiếp xúc với thế giới trực quan sẽ kích thích khả năng sáng tạo và linh hoạt ở trẻ, vậy thì không có lý do gì mà bạn chỉ cho con bạn học những lý thuyết suông thôi đúng không?

3. Không đặt kì vọng quá cao

Đặt kì vọng cho con không sai, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn tạo áp lực cho con mình. Có thể sẽ có những đứa trẻ không giỏi môn này nhưng lại giỏi môn kia, hoặc có thể chúng có thế mạnh về thể thao, hội họa, âm nhạc…

Hãy cứ bình tĩnh, tạo cho con sự thoải mái, hứng khởi trong học tập thay vì gò ép hay đặt kì vọng quá cao, con sẽ cảm thấy áp lực học tập hơn là niềm vui, từ đó cha mẹ cũng sẽ sớm phát hiện được các tài năng tiềm ẩn của các bé.

4. Trở thành tấm gương cho con

Có rất nhiều cha mẹ thì luôn bắt ép con phải học trong khi ngay cả bản thân thì đang làm điều ngược lại. Bạn đừng cho rằng ở cái tầm tuổi đã làm cha mẹ là thôi không phải học nữa nhé! Cha mẹ hãy là hình mẫu để con noi theo thay bằng việc hãy tạo thói quen đọc sách cùng với trẻ hay cùng trẻ khám phá một thứ gì mới mẻ, như vậy con trẻ sẽ không cảm thấy mình bị lạc lõng khi luôn phải học một mình.

Ngoài những cách trên, bạn hãy luôn ghi nhớ một số điều nho nhỏ khác như: Tạo cho trẻ không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, đặt mục tiêu học tập rõ ràng. Ngoài ra cũng đừng quên xây dựng cho con một số kỹ năng mềm khác (kỹ năng tập trung, kỹ năng ghi nhớ…) để trẻ có thể phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.