4 lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe ngày Tết

GD&TĐ - Để có thể vừa tận hưởng những ngày Tết thật trọn vẹn, vừa giữ được sức khỏe, mỗi người trong chúng ta nên thực hiện những lời khuyên dưới đây:
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cẩn trọng với rượu bia

Ngày Tết, không thể tránh khỏi những cuộc gặp gỡ, những lời mời, lời chúc như một nét văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Việc uống rượu bia quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn chỉ nên uống rượu (hoặc bia) vừa để đảm bảo an toàn.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng: “Người dân không lạm dụng rượu bia, tức là không nên uống quá 02 đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ (1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai hoặc lon bia 330 ml (5%); 1 ly bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 ly rượu mạnh 30 ml (40%)”

Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.

Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

Tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia.

Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn (dễ bị ngã, va chạm, chấn thương…).

Không bỏ bữa

Việc thức khuya, dậy muộn và mải chơi trong ngày Tết là nguyên nhân khiến bạn bỏ những bữa ăn quan trọng trong ngày hoặc ăn dồn bữa, dẫn đến tình trạng cơ thể lúc quá no, lúc quá đói.

Trong khi đó, việc nạp năng lượng đúng giờ cho cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như nguồn năng lượng dự trữ cho hoạt động của một ngày dài.

Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trong đời sống ngày thường và trong những ngày tết thì việc cảnh giác với ngộ độc thực phẩm càng quan trọng hơn. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do thiếu vệ sinh.

Do đó, chúng ta cần cẩn thận với các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống và nhất thiết cần phải duy trì những thói quen có lợi là rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn; để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thức ăn.

Chủ động phòng tránh bệnh

Trong những ngày Tết, rất nhiều món ăn với đa dạng cách chế biến vô cùng hấp dẫn nhưng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên chọn mua những loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ưu tiên những loại thực phẩm như rau, củ, quả, trái cây…

Để chủ động phòng tránh bệnh, đặc biệt trong tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, cần luôn rửa tay trước khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, việc hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt… là điều cần thiết giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài và tránh tụ tập nơi đám đông để hạn chế lây lan dịch bệnh,

Đặc biệt việc giữ ấm cơ thể, không nên thức khuya, tắm khuya để phòng cảm lạnh, tránh nguy cơ đột quỵ ở tuổi trung niên và người lớn tuổi.

Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn kể cả những ngày tết là cách tốt nhất để có sức khỏe dẻo dai.

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.