4 cách phòng ngừa cảm cúm bằng tỏi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hàng ngàn năm qua, con người đã sử dụng vào tỏi để ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường năng lượng, hỗ trợ tim mạch và tạo hương vị cho thức ăn.

Tỏi có tính nóng, cay và hăng, dùng tốt nhất cho các chứng khí trệ, bế tắc. (Ảnh: ITN).
Tỏi có tính nóng, cay và hăng, dùng tốt nhất cho các chứng khí trệ, bế tắc. (Ảnh: ITN).

Tác dụng ngăn ngừa cảm cúm của tỏi

Tỏi là một loại thảo mộc phức tạp hoạt động theo nhiều cách. Tỏi có tính nóng, cay và hăng, dùng tốt nhất cho các chứng khí trệ, bế tắc.

Chúng ta thường dùng tỏi khi bị cảm lạnh, cũng có thể dùng tỏi để hỗ trợ quá trình hạ sốt. Tỏi là một chất kích thích bài tiết mồ hôi, có nghĩa là nó giúp cơ thể bạn ấm lên khi bạn bị ớn lạnh.

Tỏi đặc biệt có tác dụng trong việc làm giảm tắc nghẽn, dù là ở phổi hay xoang. Tỏi sống có vị cay và kích thích dòng chảy của chất nhầy, đồng thời giúp làm loãng và tống chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Tỏi hiệu quả cả khi sử dụng bên trong hoặc bên ngoài dưới dạng dầu truyền, chẳng hạn như xoa lên ngực hoặc bàn chân.

4 cách sử dụng tỏi khi bị cảm lạnh hoặc cúm

Để chống cảm lạnh và cúm bằng tỏi, bạn nên dùng tỏi sống. Khi mua tỏi, hãy tìm loại tỏi được trồng tại địa phương hơn là loại đã được vận chuyển ra nước ngoài.

Bạn thậm chí có thể nếm thử nhiều loại khác nhau và cảm nhận được sự khác biệt của chúng.

Để tăng hiệu lực của tỏi mỗi lần sử dụng, hãy nghiền nát một tép tỏi và để yên trong 10 đến 15 phút. Sau đó, tiếp tục chuẩn bị thức ăn hoặc phương thuốc của bạn (thời gian chờ 10 phút cho phép enzyme alliinase chuyển alliin thành allicin, chất chịu trách nhiệm tạo nên mùi thơm và hoạt tính của tỏi tươi).

Bánh mì tỏi

Bánh mì tỏi luôn có hương vị hấp dẫn. (Ảnh: ITN).
Bánh mì tỏi luôn có hương vị hấp dẫn. (Ảnh: ITN).

Một trong những cách đơn giản nhất để ăn nhiều tỏi tươi là kết hợp nó với bơ hoặc dầu rồi ăn với bánh mì hoặc rau. Cách này được áp dụng nhiều bởi dầu giúp điều chỉnh hương vị mạnh mẽ và năng lượng của tỏi.

Nói cách khác, bạn có thể ăn nhiều tỏi hơn khi nó được kết hợp với dầu, so với việc chỉ ăn nguyên tép.

Công thức làm món bánh mì tỏi: 1 tép tỏi lớn (hoặc 2 tép nhỏ), 1 muỗng canh bơ (hoặc dầu khác bạn chọn), 1/2 muỗng cà phê húng tây (tùy chọn), 1/2 muỗng cà phê oregano (tùy chọn); Băm nhỏ tép tỏi và để yên trong 10 đến 15 phút; Trộn bơ, tỏi và các loại thảo mộc tùy chọn với nhau. Phết hỗn hợp lên bánh mì hoặc rau.

Giấm tỏi

Giấm táo có thể bảo quản chất lượng tươi của tỏi và là một loại thuốc bổ cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng cảm lạnh, cúm hoặc làm dịu cơn đau họng. Hãy tìm loại giấm táo thô và chưa tiệt trùng, tránh loại giấm chưng cất có hương vị táo.

Công thức làm giấm tỏi: 2 củ tỏi, 1/4 chén mật ong, 2 chén giấm táo. Bóc vỏ và băm nhỏ tỏi rồi để yên trong 10 phút. Bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh. Khi sử dụng, bạn nên cho thêm mật ong.

Hãy để hỗn hợp ở một nơi tối, mát mẻ. Lắc nó hàng ngày. Sau khoảng 3 ngày, bạn có thể muốn bắt đầu nếm thử để xem hương vị phát triển như thế nào. Giấm tỏi sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng trong vòng một năm.

Dầu ngâm tỏi (dành cho bàn chân, tai và ngực của bạn)

Dầu giúp điều chỉnh hương vị mạnh mẽ và năng lượng của tỏi. (Ảnh: ITN).
Dầu giúp điều chỉnh hương vị mạnh mẽ và năng lượng của tỏi. (Ảnh: ITN).

Sử dụng dầu tỏi trên bàn chân hoặc ngực là một truyền thống lâu đời để làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Để có kết quả tốt nhất, hãy thực hiện việc này hàng ngày khi cần thiết.

Công thức làm dầu ngâm tỏi: Vài nhánh tỏi tươi, dầu ô liu. Băm nhuyễn vài nhánh tỏi. Để yên trong 10 phút. Cho tỏi vào lọ nhỏ rồi thêm dầu ô liu. Để hỗn hợp ngấm trong tối thiểu 30 phút, tối đa 12 giờ.

Tỏi nguyên miếng có thể làm bỏng da nhạy cảm, vì vậy điều quan trọng là phải loại bỏ bã tỏi và chỉ sử dụng dầu.

Mật ong ngâm tỏi

Mật ong ngâm tỏi dùng để trị ho cũng như đau họng. (Ảnh: ITN).
Mật ong ngâm tỏi dùng để trị ho cũng như đau họng. (Ảnh: ITN).

Bất kỳ loại thảo mộc tươi nào cũng có thể được ngâm trong mật ong. Mật ong ưa nước, có nghĩa là nó hút nước ra khỏi thảo mộc tươi. Những gì bạn sẽ nhận thấy là trong một hoặc hai ngày, hỗn hợp mật ong ngấm vào sẽ biến thành một chất lỏng loãng hơn, giống như xi-rô hơn.

Vị cay và nồng của tỏi làm tăng vị ngọt của xi-rô. Mật ong ngâm tỏi dùng để trị ho cũng như đau họng.

Lưu ý, không nên dùng mật ong cho trẻ em dưới hai tuổi hoặc sử dụng quá mức nếu bạn bị rối loạn chuyển hóa như kháng insulin hoặc tiểu đường.

Cách làm mật ong ngâm tỏi: Chuẩn bị khoảng 5 tép tỏi và mật ong nguyên chất; Băm nhỏ các tép tỏi và để yên trong 15 phút; Đặt chúng vào lọ thủy tinh nhỏ; Tiếp theo, đổ mật ong vào lọ và khuấy đều.

Mật ong sẽ có vị như tỏi sau 2 đến 3 ngày. Bạn có thể lọc tỏi nếu muốn, hoặc ngâm tỏi trong mật ong và ăn cùng với tỏi.

Theo Learningherbs

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.