Chảy nước mũi trong và hắt hơi: Dấu hiệu cảm cúm hay Covid-19?

GD&TĐ - Chảy nước mũi trong và hắt hơi là dấu hiệu của hàng loạt vấn đề sức khỏe khác nhau. Để điều trị đúng cách, trước hết cần nhận biết rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Chảy nước mũi trong và hắt hơi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Chảy nước mũi trong và hắt hơi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Chảy nước mũi màu trắng trong

Chảy nước mũi là một triệu chứng của nhiều bệnh lý. Chất nhầy là một chất bảo vệ được sản xuất bởi màng nhầy, một loại mô lót trong khoang mũi. Chất nhầy làm ẩm không khí khi chúng ta hít thở và nó giống như rào cản để ngăn bụi, phấn hoa, vi khuẩn và virus không xâm nhập vào đường thở.

Có một điều khiến nhiều người ngạc nhiên là cơ thể chúng ta sản xuất khoảng 1-1,5 lít chất nhầy mỗi ngày, ngay cả khi khỏe mạnh. Hầu hết chất nhầy này được nuốt và hòa tan ở dạ dày, vì vậy ít người nhận thấy.

Tình trạng kích ứng hoặc viêm trong mũi có thể dẫn đến gia tăng sản xuất chất nhầy. Chất nhầy dư thừa có thể chảy ra ngoài lỗ mũi hoặc chảy xuống cổ họng (gọi là chảy mũi sau). Mặc dù nước mũi chảy quá nhiều có thể khiến cho chúng ta khốn khổ nhưng nó thực sự giúp chúng ta khỏe mạnh.

Chảy nước mũi trong và hắt hơi là dấu hiệu của bệnh gì?
Covid-19

Chảy nước mũi hay nghẹt mũi là một trong nhiều triệu chứng covid-19 Ngoài chảy nước mũi, các triệu chứng phổ biến khác gồm:

- Ho, đau họng

- Thở gấp hoặc khó thở

- Sốt hoặc ớn lạnh

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Mất vị giác, khứu giác

- Đau nhức cơ  thể

- Tiêu chảy

- Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ Covid-19, tốt nhất là nên tự cách ly và thông báo cho cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị (nếu có).

chảy nước mũi trong

Chảy nước mũi và hắt hơi là 2 trong số nhiều triệu chứng Covid-19.

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mũi trong liên tục. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một số thứ thường vô hại, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng. Điều này khiến mũi tăng sản xuất chất nhầy, gây chảy nước mũi trong, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, mắt và ngứa cổ họng, mắt đỏ hoặc chảy nước, mí mắt sưng, ho khan…

Nếu nguyên nhân là do dị ứng, nước mũi chỉ có màu trắng trong suốt, không chuyển sang màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh và cúm

Cảm lạnh và cúm thường do virus gây ra. Virus gây cảm lạnh và cúm thường "tấn công" các mô mũi và cổ họng. Mũi tiết nhiều dịch nhầy hơn để "bẫy" và cuốn trôi virus. Điều này sẽ gây chảy nước mũi nhiều hơn bình thường.

Ban đầu, nước mũi có màu trong suốt, nhưng sau đó sẽ chuyển sang màu trắng đục, vàng hoặc xanh do có lẫn virus, vi khuẩn và các tế bào bạch cầu chết khi “làm nhiệm vụ” tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Không chỉ bị sổ mũi, khi bị cảm lạnh và cúm, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng như: hắt hơi, sốt, ho khan, viêm họng, mệt mỏi, đau nhức cơ thể...

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị nhiễm trùng, dịch nhầy bị tắc nghẽn trong xoang, tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây viêm nhiễm nặng hơn.

Nguyên nhân gây viêm xoang thường là do virus, đôi khi do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm xoang rất dễ nhầm với cảm lạnh do có nhiều triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên, nếu là do viêm xoang, nước mũi sẽ chuyển từ màu trắng trong sang vàng xanh, sốt nhẹ kèm triệu chứng nặng mặt, đau mũi lan lên trán, vùng mặt...

Viêm mũi khi mang thai

Một số phụ nữ bị chảy nước mũi tromg và hắt hơi khi mang thai mà không do dị ứng, nhiễm virus hay vấn đề nào khác.

Nguyên nhân là do những thay đổi trong nội tiết tố, chẳng hạn như estrogen và progesterone, làm tăng lưu lượng máu trong mũi, dẫn đến viêm nhiễm và chảy nước mũi nhiều hơn bình thường.

Viêm mũi khi mang thai có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, thường biến mất ngay sau khi sinh.

Nước mũi trong và loãng điều trị như thế nào?
Tránh các chất gây dị ứng

Với những người bị viêm mũi dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách đóng cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa, lau dọn nhà cửa thường xuyên để tránh bụi bẩn, không cho vật nuôi vào phòng ngủ...

Thuốc thông mũi không kê đơn

Nếu bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi nhiều và khó chịu, bạn có thể dùng thuốc thông mũi như Sudafed và Afrin.

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi và hắt hơi, ngứa mũi. Các loại thuốc histamine phổ biến gồm Benadryl, Claritin và Zyrtec.

Bổ sung nước

Uống nhiều nước hơn sẽ giúp chất nhầy trong mũi loãng ra và dễ dàng chảy ra ngoài. Uống nước cũng giúp giảm khô và kích ứng cổ họng - triệu chứng thường xảy ra kèm với chảy nước mũi.

Ngoài nước lọc, nên uống các loại trà thảo mộc nóng. Nước nóng và hơi nước giúp giảm nghẹt mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi. Bạn nên tìm các loại trà có chứa các loại thảo mộc chống viêm và kháng histamine, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà. Uống trà ấm cũng giúp làm dịu cơn đau họng.

Dùng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm có thể bổ sung độ ẩm cho không khí và giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giảm khô cổ họng.

Xông hơi mặt

Có thê đun nóng một nồi nước sạch trên bếp để xông mặt. Lưu ý là đun nóng vừa đủ để tạo ra hơi nước, không để sôi. Cúi mặt gần nồi nước khoảng 10-15 phút. Hít thở sâu bằng mũi để giảm nghẹt mũi, giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu da mặt cảm thấy quá nóng thì ngừng xông.

Để có hiệu quả cao hơn, có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp (hoặc bạc hà, hương thảo, xô thơm, tràm trà, cỏ xạ hương) vào nồi nước để thông mũi tốt hơn.

chảy nước mũi trong

Xông hơi giúp giảm ngạt mũi, giúp thông mũi nhanh chóng.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi bằng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, ví dụ như bình Neti sẽ giúp đào thải dịch nhầy trong mũi nhanh chóng và hiệu quả. Bình Neti là dụng cụ có hình giống ấm trà. Cho nước muối sinh lý vào ấm, rồi đổ dung dịch vào 1 bên lỗ mũi. Dung dịch sẽ chảy ra ngoài qua lỗ mũi bên kia kèm theo dịch nhầy.

Không nên dùng xilanh vì áp lực mà xilanh tạo ra quá mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, tăng nguy cơ viêm mũi xoang nặng hơn.

Lưu ý khi rửa mũi là nên dùng nước muối sinh lý để tránh làm tổn hại niêm mạc mũi.

Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi

Dùng dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe niêm mạc mũi như dung dịch vệ sinh mũi Zenko giúp hỗ trợ làm sạch mũi, đào thải bụi bẩn và các tác nhân gây hại ra ngoài, hỗ trợ điều trị viêm mũi tốt hơn.

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko dạng vòi xịt phun sương giúp đưa dung dịch nước muối biển và các nguyên tố vi lượng vào sâu trong hốc mũi, giúp hỗ trợ đào thải dịch nhầy, làm sạch mũi, giúp giảm viêm mũi....

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị chảy nước mũi trong suốt có thể dễ dàng mua về sử dụng để giảm triệu chứng.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

chảy nước mũi trong

Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.

Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...