4 bệnh viện xin ý kiến hội chẩn về những COVID-19 nặng

GD&TĐ - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Bắc Ninh, Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đều có các bệnh nặng xin hội chẩn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sáng 21/5, buổi hội chẩn quốc gia lần thứ 4 trong tuần đã được tổ chức tại Trung tâm Quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bốn bệnh viện xin ý kiến hội chẩn của Tiểu ban Điều trị và Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng là Bệnh viện Bắc Ninh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại Bắc Ninh đang có có 20 bệnh nhân thở oxy, 3 bệnh nhân thở máy không xâm nhập, 1 phải thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục.

Trong đó, bệnh nhân 3760 được hội chẩn lần 3 đang bị biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp trên nền tiểu đường, suy giáp, suy thượng thận. Ca này đang được điều trị an thần, thở máy xâm nhập, cân bằng điện giải, chăm sóc hô hấp, dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết, huyết áp; kháng sinh chống nấm.

Hiện tại một ekip từ Bệnh viện Bạch Mai mang theo một số vật tư, hoá chất đã có mặt tại Bắc Ninh để hỗ trợ tỉnh này thiết lập hệ thống ECMO.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị 439 bệnh nhân, trong đó khoảng 20% là bệnh nhân nặng, trong số này có 87 bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo, 2 ca đang phải can thiệp ECMO, 18 ca được đánh giá nguy kịch phải thở máy xâm nhập, điều trị hồi sức tích cực, 6 ca nặng thở máy không xâm nhập, 37 ca phải thở oxy.

2 ca phải can thiệp ECMO là bệnh nhân 3019 và 3207. Trong đó bệnh nhân 3207 là nam giới 37 tuổi, có tiền sử hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng diễn biến xấu nhanh, phải can thiệp ECMO sau 11 ngày nhập viện, hiện phổi còn đông đặc.

Các trường hợp nặng khác như bệnh nhân 3015 bị nhiễm khuẩn huyết, xuất huyết tiêu hoá, phù não, an thần thở máy trên nền xơ gan do rượu, tiên lượng tử vong cao; bệnh nhân 3153 bị dị dạng cột sống, viêm cột sống dính khớp, chức năng hô hấp kém và là một trong những bệnh nhân được hội chẩn nhiều lần; bệnh nhân 3780 bị ung thư phổi; 3019 bị ung thư phổi di căn xương…

Trường hợp nam bác sĩ 37 tuổi và một nữ công nhân 36 tuổi tại Lạng Sơn (3721) cũng đang phải thở máy qua ống nội khí quản.

Một thai phụ là bệnh nhân 3263, 35 tuổi, mang thai 22 tuần đang phải thở máy qua nội khí quản nhưng sức khoẻ đã có nhiều cải thiện, hàng ngày đều được siêu âm để kiểm tra sức khoẻ thai nhi.

GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu-Chống độc nhận định, các ca bệnh như 3153, 3780, 3019 có nguy cơ tử vong rất cao, do đó việc điều trị đối với những bệnh nhân này thực sự là một hành trình khó khăn. 

Với những trường hợp không có bệnh nần, chưa có nhiễm trùng nhiều, các chuyên gia yêu cầu các bác sĩ cân nhắc không sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng xin hội chẩn 2 ca, trong đó có bệnh nhân người Hàn Quốc, 54 tuổi bị tăng huyết áp, béo phì đang phải thở máy xâm nhập, giãn cơ, an thần.

Các chuyên gia đã đề nghị bệnh viện tăng cường dinh dưỡng, cho đặt nội khí quản đồng thời bệnh viện phải đề xuất sớm những trang thiết bị, máy móc còn thiếu để đảm bảo công tác điều trị người bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, bệnh viện cần thành lập Đội điều trị bệnh nhân COVID-19 với nhiều chuyên khoa để tăng thêm sức mạnh và hiệu quả điều trị tập thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.