300 cán bộ quản lý giáo dục Đà Nẵng được trang bị năng lực số

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng vừa phối hợp tổ chức Hội thảo “Trang bị năng lực số dành cho cán bộ quản lý giáo dục”. Hơn 300 cán bộ, giáo viên đã tham dự.

Các đại biểu tham gia hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo.

Ngày 6/8, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa với sự phối hợp của Giáo dục Quốc tế iYES và Công ty Giáo dục Sáng tạo Wemaster, Trường Đại học Đông Á tổ chức Hội thảo “Trang bị năng lực số dành cho cán bộ quản lý giáo dục”.

Hội thảo nhằm trang bị thêm năng lực số cho đội ngũ cán bộ quản lý của ngành, tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong GD&ĐT tại TP Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 cũng như đáp ứng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ GD&ĐT.

Chương trình có sự tham gia của hơn 300 giáo viên là lãnh đạo, quản lý từ các phòng ban thuộc Sở GD&ĐT, cùng đại diện Ban giám hiệu các Trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tấn Ngọc Thụy – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho hay, từ năm 2022 ngành giáo dục thành phố đã triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục trên cơ sở phần mềm cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT.

Theo ông Thụy, đến nay việc triển khai đã đạt nhiều kết quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục đào tạo. "Chuyển đổi số nhằm từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và quản lý. Các giáo viên sẽ được các báo cáo viên có nhìn nhận rõ hơn về chuyển đổi số trong quản lý giáo dục”, ông Thụy nhấn mạnh.

DSCF7333.JPG
Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày những nội dung thiết thực tổng quan về năng lực số và lộ trình trang bị năng lực số cho lãnh đạo nhà trường, tham khảo Khung năng lực số của Unesco và Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, tư duy số và năng lực thực hành số được xác định là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số phương pháp dạy và học đáp ứng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT.

Hơn 300 đại biểu đã được tìm hiểu chi tiết nhiều thông tin hữu ích như: thiết kế và xây dựng bài giảng số tương tác; tiêu chuẩn và cách thức xây dựng học liệu số trong phương pháp giảng dạy hiện đại; chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và xây dựng học liệu số, xây dựng và vận hành trường học số...

DSCF7383.JPG
Báo cáo viên là các chuyên gia chia sẻ chi tiết từ những thiết kế và xây dựng bài giảng số tương tác.

Thông qua chia sẻ của các chuyên gia sẽ tạo cơ hội cho các cán bộ quản lý giáo dục nâng cao năng lực số, tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giảng dạy và quản lý giáo dục tại địa bàn trọng điểm miền Trung này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.