30 tuổi đã ung thư: Báo động thói quen của sinh viên, dân công sở gây nguy cơ chết người

GD&TĐ - Thiếu ngủ làm đời sống ngắn lại, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì, trầm cảm và ung thư.

Ngủ dưới 6h mỗi đêm tăng 50 % nguy cơ bị bệnh polyp ruột già so với ngủ ít nhất 7h mỗi đêm. Polyp nếu không điều trị có thể chuyển thành ung thư.
Ngủ dưới 6h mỗi đêm tăng 50 % nguy cơ bị bệnh polyp ruột già so với ngủ ít nhất 7h mỗi đêm. Polyp nếu không điều trị có thể chuyển thành ung thư.

Thói quen ngủ nướng, thiếu ngủ có phải là nguyên nhân gây ung thư?

Xã hội càng phát triển thì đồng hồ sinh học của con người cũng thay đổi theo. Chị Ngô Thị Huyền sinh năm 1986 trú tại Hà Đông, Hà Nội không may mắn mắc phải căn bệnh ung thư vú. 

Chị Huyền cho biết, trong một lần đi kiểm tra sức khoẻ toàn diện, bác sĩ siêu âm cho biết ở ngực chị có khối u nhỏ, yêu cầu chị đến khám lại sau khi hết chu kỳ (kinh). Lúc đến kiểm tra, bác sĩ vẫn thấy khối u nhỏ bằng hạt lạc, không di chuyển, không đau nên yêu cầu chị Huyền làm sinh thiết. Kết quả, chị đã bị dương tính với ung thư.

Điều này khiến bà mẹ trẻ vô cùng sốc vì từ trước đến nay gia đình chị Huyền không có ai bị ung thư cả. Chị còn đang rất trẻ nên nỗi sợ hãi cứ xâm lấn trong cả gia đình chị.

Sàng lọc những nguyên nhân gây ung thư, chị Huyền chỉ thở dài không hiểu vì sao. Từ ngày còn sinh viên, chị đã ngủ rất ít có đêm 4, 5h sáng mới ngủ. Vì ở trong ký túc xá, ai cũng ngủ ít vào ban đêm và ngủ nướng vào ban ngày và chị cũng không ngoại lệ.

Khi đi làm, tối nào cũng 1 – 2h sáng chị mới lên giường đi ngủ. 7h vội vã phi đến cơ quan làm việc. Nhịp sinh học này từ đó đến nay vẫn duy trì.

Chị Huyền coi đó là thói quen mà không nghĩ rằng thói quen này cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ của mình. Biết đâu, vì nó mà bệnh ung thư đã tìm đến chị.

Hãy nâng niu giấc ngủ càng sớm càng tốt

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

Nói đến giấc ngủ và ung thư, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam cảnh báo rằng cơ thể con người một đồng hồ sinh học kỳ diệu theo chu kỳ ánh sáng – bóng tối của trái đất.

Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, thế giới văn minh thành một xã hội sản xuất đã làm ngày dài ra và đêm ngắn lại, đồng hồ sinh học bị bẻ gãy, mêlatônin cơ thể bị xáo trộn khiến con người nhận hết các tác hại.

Từ những năm 1990, các nhà khoa học đã nghi ngờ làm việc suốt đêm, giấc ngủ bị đảo lộn là nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Năm 2001, các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard đã báo cáo là các điều dưỡng làm việc ca kíp về đêm dường như “có tăng vừa phải 30 % nguy cơ ung thư vú” do hooc – mon mêlatônin bị suy giảm.

Năm 2007, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư IARS xác định làm việc ca kíp ban đêm là yếu tố gây ung thư cho con người tương tự tia cực tím.

Ngủ đủ sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ngủ dưới 6h mỗi đêm tăng 50 % nguy cơ bị bệnh polyp ruột già so với ngủ ít nhất 7h mỗi đêm. Polyp nếu không điều trị có thể chuyển thành ung thư.

Tiến sĩ Mc Clain đã cho biết tại Hội nghị quốc tế về phòng ngừa ung thư tại thủ đô Washington (Mỹ) vào tháng 11/2008 rằng “hãy vận động tốt và ngủ đủ để phòng tránh ung thư”.

Giáo sư Hùng nhấn mạnh, thức dậy sau khi ngủ đủ giấc chính là cách mà chúng ta đầu tư cho chính mình trong việc phòng chống ung thư.

Mọi người hãy nên chắt chiu tuyến tùng (tuyến hình quả thông chỉ bằng hạt đậu). Khi bóng đêm đến, tuyến tùng nhà Mêlatônin xuống để giúp con người buồn ngủ và đỉnh cao là 1 -2 h sáng, giảm dần từ 5h sáng trở đi.Nếu xáo trộn giấc ngủ sẽ làm giảm lượng hooc – mon và gây ra các tác hại rất nặng nề.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mêlatônin làm cho các tế bào của cơ thể chống lại các chất oxy hoá, sửa chữa phân tử DNA, từ đó kiềm chế các tế bào ung thư, tạo ra các tế bào chống lại các tế bào ung thư.

Trung tâm Phòng chống Bệnh của Hoa Kỳ nhận định “Thiếu ngủ đi với bệnh tật, giấc ngủ không phải là điều xa xỉ, đó là điều thiết yếu quyết định để có sức khoẻ tốt”.

Thiếu ngủ làm đời sống ngắn lại, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì, trầm cảm và ung thư.

Chính vì thế, nên ngủ đủ 7 – 8h/đêm, trước khi ngủ tránh ăn no, phòng ngủ càng tối càng tốt, giữ mát nhiệt độ trong phòng, không đặt đồng hồ báo thức chuông quá ré. Nói không với cà phê buổi tối, tránh xa bia rượu, tránh xa máy tính trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Một giấc ngủ ngon dọn sân cho các thói quen tốt khác như hăng hái tập thể dục, không cần đến công cụ làm “tỉnh người” như nước ngọt, cà phê. Ngủ đủ luôn là thói quen đẩy lùi ung thư.

Theo Tri Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.