30 trường đại học tranh tài cuộc thi Hòa giải thương mại Việt Nam

GD&TĐ - Với tầm quy mô quốc gia, 30 trường đại học trên toàn quốc, cuộc thi Hòa giải thương mại Việt Nam đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích.

30 trường đại học trên toàn quốc tham dự Cuộc thi hòa giải thương mại Việt Nam. (Ảnh: HUL)
30 trường đại học trên toàn quốc tham dự Cuộc thi hòa giải thương mại Việt Nam. (Ảnh: HUL)

Ngày 30/9, Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) tổ chức Lễ bế mạc và trao giải vòng chung kết cuộc thi Hoà giải thương mại Việt Nam (V-Med).

Cuộc thi tổ chức bằng tiếng Việt với mô hình thi đấu thực hành phiên hòa giải. Cuộc thi tạo điều kiện cho các thí sinh được trau dồi, bổ sung những kiến thức và kỹ năng hòa giải.

Tiếp nối thành công của V-Med 2023, năm 2024, cuộc thi đã thu hút được 120 đội với hơn 450 thí sinh đến từ 30 trường đăng ký tham dự. Các thí sinh đã được trải qua 4 buổi workshop đào tạo và thực hiện 1 bài thi lý thuyết.

z5882164790099_a37794ef31477deffad7cb2e1c0cd3f8.jpg
Vòng 1 cuộc thi Hoà giải thương mại Việt Nam (V-Med) thu hút 120 đội với hơn 450 thí sinh đến từ 30 trường đại học tham dự.
z5882164755475_0b6a900c230693a8f415d1975c7f73f6.jpg
Các thí sinh đã được trải qua 4 buổi workshop đào tạo và thực hiện 1 bài thi lý thuyết.

Sau bài thi này, Ban tổ chức đã lựa ra được 20 đội xuất sắc nhất đến từ các trường đại học tham dự Chặng 2 cuộc thi là thực hành phiên hoà giải giả định. Chặng 2 bao gồm 3 vòng thi, được tiến hành dựa trên 3 tình huống giả định do Ban tổ chức xây dựng và diễn ra trong 2 ngày 28, 29/9.

z5882164793488_e1786a2dc6173a68ccc1b709d7edfdd4.jpg
Các giám khảo làm việc công tâm.

Bên cạnh đó, V-Med còn đem đến chuỗi workshop tập huấn kỹ năng, toạ đàm về hoà giải thương mại cùng nhiều hoạt động khác trên Fanpage V-Med - Vietnam Mediation Moot.

Thông qua cuộc thi nhằm thúc đẩy quảng bá, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại tại Việt Nam.

z5880728805690_62f4728147cee67723ac4954dd9c9952.jpg
Nhiều kiến thức và kỹ năng về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại tại Việt Nam được đưa ra tại cuộc thi.
z5880729418572_3bcd538de8d4476b6be12ba5427626a6.jpg
PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu tại Lễ bế mạc.

Ban tổ chức đã trao giải thưởng dành cho hòa giải viên gồm có 5 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 10 huy chương đồng, với trị giá giải thưởng lần lượt là 2 triệu; 1,5 triệu và 1 triệu đồng.

Đối với hạng mục giải thưởng dành cho bên tham gia hoà giải: có 5 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, với trị giá giải thưởng lần lượt là 2 triệu; 1.5 triệu và 1 triệu đồng.

z5881550100400_2eff87a4d1a71b64e79915daf0fa9af1.jpg
z5881550049819_b931ec5a40ab3932c8094229679b9882.jpg
Trao Giải đặc biệt cho các đội thi.

Riêng Giải đặc biệt được trao các giải gồm: Đội được yêu thích nhất 1,5 triệu; Hòa giải viên xuất sắc nhất 1,5 triệu; Bên tham gia hoà giải xuất sắc nhất 1,5 triệu và đội thi có triển vọng nhất 1,5 triệu đồng.

z5881552468380_5919d4079590208f94834fcbb4405ee0.jpg
Lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm
hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) và Trường Đại học Luật, Đại học Huế.

Tại Lễ bế mạc cũng diễn ra phiên Toạ đàm khoa học “Công ước Singapore về hoà giải: thách thức, cơ hội, triển vọng cho Việt Nam” với sự trao đổi chuyên môn đến từ các chuyên gia về hoà giải thương mại, qua đó giúp cho sinh viên được học hỏi, hiểu biết và trau dồi thêm kiến thức liên quan đến hoà giải thương mại; và Lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm VICMC và Trường Đại học Luật, Đại học Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ