Giải quyết bài toán này, Trường Tiểu học Bích Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã có cách làm mới, bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực.
Phải đổi mới tư duy, nhận thức
SHCM theo NCBH đóng vai trò vô cùng quan trọng, quá trình tham gia đã giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về việc học của học sinh, từ đó mỗi người tự thay đổi, cải cách công việc quản lý, dạy học, giáo dục để cải thiện chất lượng học của các em.
Theo Hiệu trưởng Phạm Thị Thu Hiền, nhà trường tập trung vào 3 vấn đề chính là: Cải thiện nâng cao nhận thức, tầm nhìn cho tất cả các thành viên trong nhà trường; Xây dựng môi trường học tập và đẩy mạnh SHCM theo NCBH.
Theo cô Hiền, trước hết phải đổi mới tư duy, nhận thức của Ban giám hiệu mới đưa nhà trường đi đúng hướng.
Cần hiểu đúng bản chất của đổi mới SHCM theo NCBH là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện, và là cơ hội để đồng nghiệp xích lại gần nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Khi dự giờ, thay cho việc quan sát giáo viên dạy là quan sát học sinh học như thế nào. Vì điều quan trọng nhất không phải là dạy cho chúng ta nghe mà dạy cho học sinh học. Vậy học sinh học được gì trong tiết học? học như thế nào?.. đó mới là điều quan trọng.
Vai trò của người lãnh đạo và giáo viên
Để đẩy mạnh SHCM theo NCBH, vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng. “Nhận thức được điều này hàng ngày chúng tôi đều dành thời gian thăm tất cả các lớp quay phim, chụp lại hình ảnh của học sinh học trên lớp, cùng giáo viên xem lại những khoảnh khắc học của các em.
Sau đó cùng với giáo viên phân tích để có cái nhìn đầy đủ về học sinh học tập như thế nào? Tích cực hay không tích cực? Sự cộng tác, chia sẻ của các bạn trong nhóm? Ngoài nhóm như thế nào? Sự tương tác của các em trong giờ học? Lắng nghe của học sinh ra sao? Tại sao học sinh học như vậy?...” – Cô Hiền chia sẻ.
Cũng theo kinh nghiệm của cô Hiền, hằng ngày sẽ lựa chọn những hình ảnh, clip cho giáo viên xem vào các buổi SHCM vừa để động viên, vừa để giáo viên điều chỉnh.
Song điều quan trọng là Ban giám hiệu phải luôn giữ vai trò là người bạn, là người đồng hành của giáo viên để cùng nhau giải quyết tháo gỡ những khó khăn. Không gây áp lực cho giáo viên và học sinh có như vậy mới tạo được niềm tin, sự an tâm, sự thân thiện, sự gần gũi.
Còn đối với giáo viên, cần hiểu đúng bản chất của SHCM theo NCBH. Đó là hoạt động để giáo viên học tập lẫn nhau, không nhận xét, đánh giá mà cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong công tác giảng dạy
Ngoài ra, giáo viên phải mạnh dạn sáng tạo trong giảng dạy, có đồ dùng, có hệ thống câu hỏi tốt và biết tạo cơ hội học tập thực sự cho học sinh, thiết lập được mối quan hệ học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh
Tập trung quan sát học sinh tại các thời điểm trong bài học về nét mặt, hứng thú, nụ cười, cả sự băn khoăn lúc học sinh gặp khó khăn, học sinh tích cực học tập. Cộng tác của học sinh trong nhóm, tâm đắc, băn khoăn hoạt động nào? Suy ngẫm để trả lời câu hỏi tại sao?
Mặt khác, giáo viên cần trang bị và hình thành cho học sinh các kỹ năng học, kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng học nhóm và biết cách cộng tác một cách hiệu quả giúp đỡ nhau cùng hoàn thành.
Đồng thời, biết cách tự tổ chức các hoạt động, duy trì hoạt động thông qua đó hình thành và phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
Vai trò của người chủ trì
Có kỹ năng quay máy nắm bắt thông tin nhanh, quay từng đoạn ngắn, chớp nhanh những khoảnh khắc hình ảnh tốt cũng như những hình ảnh chưa tốt để giúp quá trình giáo viên tham gia chia sẻ được rễ ràng và sâu sắc hơn về những vấn để giáo viên đang quan tâm.
Tạo không khí vui vẻ để giáo viên thích chia sẻ, mạnh dạn phát biểu. Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được chia sẻ, phát biểu.