3 tháng tới sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc nhiều hơn vì COVID-19

3 tháng tới sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc nhiều hơn vì COVID-19

Liên quan tới những khó khăn gặp phải đối với các doanh nghiệp và người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mới đây, Phó ban Chính sách (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Nguyễn Hồng Quang đã chỉ rõ, việc 2 đối tượng nói trên bị ảnh hưởng sẽ không chỉ là 6 tháng qua, mà còn rất lâu dài.

Cụ thể tình hình cho thấy, 3 tháng đầu năm bước vào dịch, một số doanh nghiệp đã dần phải cho người lao động nghỉ hoặc làm việc theo ca, 3 tháng tiếp theo là đỉnh của dịch, phải thực hiện giãn cách xã hội.

"Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp và trong bối cảnh một số nước lại đang có dấu hiệu bùng phát dịch trở lại, đơn hàng của doanh nghiệp sẽ hết dần trong những tháng tới đây. Khả năng chống chọi của các doanh nghiệp ra sao là vấn đề rất lớn và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của người lao động, sẽ thể hiện rõ nhất trong tháng 7, 8, 9 tới đây. Đây có thể sẽ là đỉnh điểm của việc người lao động mất việc nhiều hơn", ông Quang nhận định.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, chưa bao giờ tình trạng thất nghiệp tăng cao như hiện nay. Nguyên nhân được ông Đào Ngọc Dung cho rằng, do đứt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu dẫn đến việc các doanh nghiệp không thể sản xuất từ đó người lao động mất việc làm.

Bên cạnh đó còn là tình trạng hàng hóa sản xuất ra nhưng không xuất khẩu được do dịch bệnh ở các thị trường tiếp nhận dẫn đến việc doanh nghiệp bắt buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng sản xuất.

"Thời gian qua, tình trạng giãn việc, ngừng việc, mất việc chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tự do. Tuy nhiên, thời gian tới, số lao động ở khu vực chính thức sẽ tăng cao ở khu vực FDI như dệt may, gia dày… Chính vì thế Bộ LĐ- TB&XH cũng đang xây dựng các phương án để ứng phó và xử lý sớm vấn đề này", Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh.

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020, tổ chức ngày 10/7 tại Hà Nội cho thấy, trong 51,8 triệu lao động có việc làm trong quý 2 năm nay, có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp trên cả nước gia tăng.

Riêng tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước.

TheoThời đại

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.