3 nhà sưu tập Việt nổi danh trên thế giới

GD&TĐ - Ở Việt Nam, danh xưng nhà sưu tập không còn xa lạ. Họ là những người mua tác phẩm nghệ thuật theo quan điểm và tiêu chí riêng để đặt thành những bộ sưu tập theo chủ đề, trường phái…

Vợ chồng bà Tuyết Nguyệt sáng lập tạp chí Arts of Asia vào năm 1970 và trở thành nhà sưu tập nổi tiếng thế giới
Vợ chồng bà Tuyết Nguyệt sáng lập tạp chí Arts of Asia vào năm 1970 và trở thành nhà sưu tập nổi tiếng thế giới

Lực lượng các nhà sưu tập ở nước ta khá đông đảo, đa dạng. Nhưng đạt tầm mức thế giới thì không có nhiều, bởi họ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, dù thế nào thì các nhà sưu tập luôn đóng vai trò quan trọng trong thị trường nghệ thuật.

Từ người bảo trợ nghệ thuật

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi cho biết, một trong những nhà sưu tập người Việt có tầm ảnh hưởng nhất chính là Tuyết Nguyệt (1934 – 2020).

“Tầm cỡ của bà Tuyết Nguyệt lớn đến mức mà sau bà phải khuyết từ vị trí số 2 cho đến số 19 (tạm quy ước như vậy, thực tế có thể còn dài hơn nữa), để người đứng tiếp theo phải ở vị trí từ thứ 20 trở đi”, ông Lý Đợi khẳng định.

Tên tuổi của nhà sưu tập Tuyết Nguyệt được khắp các bảo tàng cũng như các sàn đấu giá trên thế giới biết tới trong vai trò nhà bảo trợ tinh thần. Mới đây, Sotheby’s Hồng Kông đã dành những phiên đặc biệt để đấu giá một phần trong bộ sưu tập của Tuyết Nguyệt.

Ngày 26/5 là phiên “A Celebration of Enlightenment: Buddhist Metalwork From The Collection of Tuyet Nguyet And Stephen Markbreiter”. (Tạm dịch: Kỷ vật cho việc giác ngộ: Pháp khí Phật giáo từ bộ sưu tập của Tuyết Nguyệt và Stephen Markbreiter).

Nhà sưu tập Tuyết Nguyệt sinh ra tại Tân An, một thị xã êm đềm bên bờ sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Cha bà từng du học ở Paris và mẹ là giáo viên. Lớn lên trong gia đình trí thức, bà nhanh chóng tiếp cận văn hóa phương Tây.

Lên trung học, bà đến Sài Gòn và trở thành nữ sinh Trường Lycée Marie Curie. Tuyết Nguyệt thông thạo tiếng Pháp, tiếng Quảng Đông, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Anh.

Năm 1955, bà nhận học bổng báo chí tại Trường Mundelein ở Chicago, Mỹ, lấy bằng vào năm 1958. Năm sau, bà kết hôn với ông Stephen Markebreiter và theo chồng đến Hồng Kông, nơi Stephen đang hành nghề kiến trúc sư. Bà cùng chồng định cư tại đây từ năm 1960, họ làm báo và sưu tập nghệ thuật, có với nhau 4 con trai.

Năm 1970, bà sáng lập tạp chí Arts of Asia (Nghệ thuật Á châu), tồn tại đến tận ngày nay, với uy tín và danh tiếng được cả thế giới đón nhận. Tạp chí đã dành rất nhiều bài chuyên sâu về cổ vật, lịch sử nghệ thuật và mỹ thuật Việt Nam.

Năm 2006, Tuyết Nguyệt đồng sáng lập Ủy ban kiểm định Hội chợ Đồ cổ và nghệ thuật quốc tế châu Á (AIAA 2006) tại AsiaWorld-Expo ở Hồng Kông.

Các hiện vật, tác phẩm từ bộ sưu tập của vợ chồng Tuyết Nguyệt đã hiện diện ở hầu khắp các bảo tàng danh giá bậc nhất thế giới về nghệ thuật Á châu. Năm 2014, nhà đấu giá Bonhams đã có phiên đặc biệt cho một phần bộ sưu tập của bà ở Hồng Kông.

Nhà sưu tập Phạm Tuấn sở hữu nhiều kiệt tác của các danh họa Việt Nam.

Nhà sưu tập Phạm Tuấn sở hữu nhiều kiệt tác của các danh họa Việt Nam.

Đến những bức tranh “triệu đô”

Nhà sưu tập người Việt thứ 2 được nhắc tới sau Tuyết Nguyệt chính là bà Dothi Dumonteil (Đỗ Thị Lan). Sinh năm 1950 tại Thừa Thiên - Huế, năm 1960 bà đến Pháp cùng người thân. Khi trưởng thành, bà Lan trở thành người mẫu thời trang cao cấp, được các sàn nổi tiếng như Chanel, Pierre Cardin, Dior… săn đón.

Bà Đỗ Thị Lan kết hôn với một người đàn ông giàu có tên là Pierre Dumonteil. Bà cùng với chồng sáng lập và tạo dựng nên danh tiếng của Galerie Dumonteil ở cả 3 “kinh đô nghệ thuật” chủ chốt của thế giới là Paris, Thượng Hải và New York.

Chiến lược căn cốt của nhà Dumonteil là định hướng bảo tồn tinh thần nghệ thuật diễn ra giữa các cuộc thế chiến. Khi nghệ thuật tại Trung Quốc bùng nổ thu hút sự chú ý của tất cả các nhà sưu tầm.

Galerie Dumonteil mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc thành lập một không gian trưng bày tại Thượng Hải. Galerie Dumonteil trở thành cầu nối nghệ thuật Âu - Á.

Bà Đỗ Thị Lan sở hữu rất nhiều tranh của các danh họa Việt Nam thời kỳ Đông Dương. Đặc biệt, mới đây bức “Chân dung cô Phương” do Mai Trung Thứ vẽ những năm 1930. Tác phẩm thuộc sở hữu của bà Lan được đấu giá tại Sotheby’s Hồng Kông chạm mức giá kỷ lục 3,1 triệu USD đã khiến giới nghệ thuật phải trầm trồ.

Nhà sưu tập thứ 3 được nhắc tới trên các sàn đấu giá nghệ thuật thế giới là Phạm Tuấn. Năm 13 tuổi, Phạm Tuấn sang Mỹ định cư cùng gia đình. Từ Florida, ông chuyển đến California - nơi ông gặp gỡ và kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp người Việt.

Bức “Khỏa thân” của Lê Phổ từng được sở hữu bởi Phạm Tuấn với giá bán gần 1,4 triệu đô la Mỹ.

Bức “Khỏa thân” của Lê Phổ từng được sở hữu bởi Phạm Tuấn với giá bán gần 1,4 triệu đô la Mỹ.

Trong tâm thức của Phạm Tuấn, sưu tầm nghệ thuật Việt Nam là một cuộc phiêu lưu mang tính giáo dục và tràn đầy cảm xúc: “Nghệ thuật Việt khởi nguồn từ lịch sử và văn hóa. Những tác phẩm không đơn giản là hình ảnh, nó kể cho bạn nghe một câu chuyện mà bạn chưa từng biết trước đó”.

Năm 1990, khi đi bộ ngang qua một phòng trưng bày ở miền Nam Florida. Ông bước tới một bức tranh đề tên tác giả “Le Pho” và ký tự tiếng Trung ở phía trên. Thoạt tiên, ông nghĩ rằng, đấy là tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc. Nhưng sau đó, ông chợt nhận ra Lê Phổ là người Việt Nam. Bức tranh trở thành tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập nghệ thuật Việt Nam của ông.

Trong hơn 30 năm qua, Phạm Tuấn đã sưu tầm những bức tranh Việt Nam đẹp nhất thế giới từ những năm 1930 đến những năm 1980. Một số tên tuổi lớn đại diện cho nền nghệ thuật Việt Nam trong suốt thế kỷ 20 phải kể đến như Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm…

Năm 2019, bộ sưu tập của Phạm Tuấn gây tiếng vang lớn tại phiên đấu giá Christie’s Hồng Kông. Những bức tranh có giá triệu đô như: Khỏa thân (Lê Phổ), Vỡ mộng (Tô Ngọc Vân), Em bé bên chú chim (Nguyễn Phan Chánh)…

Năm 2019 tại Christie’s Hồng Kông, lần đầu tiên trong một cuộc đấu giá mỹ thuật quốc tế, các tác phẩm Việt Nam chiếm 7 trong 10 vị trí cao giá nhất. Cùng Phạm Tuấn, các nhà sưu tập Tuyết Nguyệt và Đỗ Thị Lan… được các sàn đấu giá thế giới xướng tên cùng những kiệt tác của các danh họa Việt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.