3 dự án vào Chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp dành cho nữ sinh viên

GD&TĐ - 3 dự án đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2022 dành cho nữ sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Sinh viên trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình tại cuộc thi.
Sinh viên trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình tại cuộc thi.

Ngày 21/10, đã diễn vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2022 dành cho nữ sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam – nhấn mạnh, đây là cuộc thi thường niên của Học viện. Qua đó, tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho sinh viên.

PGS.TS Trần Quang Tiến cho hay, cuộc thi chỉ chỉ dành riêng cho sinh viên khối kinh tế mà tất cả nữ sinh viên của Học viện có thể tham gia. Từ nhiều ý tưởng dự án khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên, 3 nhóm sinh viên đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết của cuộc thi cấp Học viện.

Sau cấp Học viện, hy vọng các em sẽ có nhiều trải nghiệm, kiến thức, tiếp tục hoàn thiện ý tưởng của mình để tham gia cuộc thi ở cấp cụm, tiến tới thi ở vòng quốc gia.

PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại cuộc thi.

PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại cuộc thi.

Tại cuộc thi, mô hình hợp tác xã Decorative tree của sinh viên Lưu Thị Thu Thảo đã xuất sắc đạt giải nhất. Thu Thảo chia sẻ, sản phẩm của nhóm em là đưa ra thị trường một số loại cây decor (cây dùng để trang trí) dễ sống, có giá trị thẩm mĩ và phong thủy như: Sen đá, xương rồng và một số loại cây thân mọng nước.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn là những điểm vui chơi cuối tuần với mô hình vườn xanh, quả sạch và loại cây hướng tới là cây dâu tây. Tuy nhiên, với ý tưởng này, sản phẩm dịch vụ có một số thách thức về khí hậu, đối thủ cạnh tranh và quan trọng nhất là nguồn vốn.

Với ý tưởng “Vải Hendmade – Spreading Hope”, nhóm sinh viên Bùi Thị Lan đã giành giải nhì cuộc thi. Dự án của sinh viên này nhằm đóng góp sức lực vào việc bảo vệ môi trường đi đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho nhóm người khuyết tật. Đặc biệt là vốn ít và lợi nhuận cao các chị em phụ nữ dễ dàng tiếp cận với ý tưởng; trên hết là hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

Sau cuộc thi, hầu hết sinh viên bày tỏ đã có trải nghiệm thú vị; trên hết là thái độ học tập, nghiên cứu, làm việc chuyên nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.