Các cụm từ chúng ta sử dụng khi nói chuyện với con mình (hoặc thậm chí người lớn nói chuyện với nhau và để trẻ nghe được) không chỉ phản ánh niềm tin của chúng ta về thế giới mà còn ảnh hưởng đến niềm tin mà trẻ đang hình thành.
Mặc dù một số cụm từ mà bạn thường nói có vẻ vô hại, nhưng chúng có thể khiến con bạn lớn lên với tâm lý nạn nhân hoặc tin rằng chúng không thể thành công.
Dưới đây là 3 cụm từ độc hại mà cha mẹ nên loại bỏ khỏi những cuộc trò chuyện hàng ngày:
"Chúng ta sẽ không bao giờ có đủ khả năng đó"
Nếu thứ bạn thực sự muốn nằm ngoài tầm khả năng của bạn, đừng khăng khăng rằng bạn không bao giờ có được nó chỉ vì tiền đang kìm hãm bạn. Thay vào đó, hãy cho con bạn thấy rằng bạn có quyền kiểm soát tài chính của mình.
Ví dụ, người cha có thể nói với người mẹ: "Ước mơ của anh là một ngày nào đó sẽ mua được một ngôi nhà lớn cho chúng ta. Nhưng vì hiện tại chúng ta không có đủ điều kiện tài chính, nên anh sẽ tham gia một số lớp học trực tuyến để trau dồi kỹ năng của mình, làm việc và được tăng lương".
Hoặc, nếu con bạn thực sự muốn đến Disney World một ngày nào đó, hãy nói với con: "Chúng ta không đủ tiền mua vé vì nó không nằm trong ngân sách của chúng ta năm nay". Sau đó, hãy cân nhắc chuẩn bị cho trẻ một chiếc ống tiết kiệm để chúng có thể bắt đầu thực hiện mơ ước.
Khi bạn giúp con trau dồi thói quen tài chính thông minh, chúng sẽ lớn lên khi biết rằng nếu chúng muốn thứ gì đó mà không có khả năng chi trả, thì đó chỉ là vấn đề điều chỉnh các ưu tiên.
"Con làm bố/mẹ phát điên lên"
Bằng cách giữ bình tĩnh, bạn đang dạy con rằng tất cả chúng ta đều có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình. (Ảnh: ITN). |
Là cha mẹ, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và chống lại ý muốn đổ lỗi cho con cái - hoặc thực sự là bất kỳ ai khác - về cảm xúc của chúng ta.
Thay vì tỏ ra giận dữ vì điều gì đó mà con bạn đã làm, một phản ứng lành mạnh hơn sẽ là "Bố/mẹ không thích con làm như vậy" và sau đó giải thích lý do. Điều quan trọng là trẻ phải hiểu hành vi của chúng có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Điều này sẽ khuyến khích trẻ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của người khác, thay vì chỉ của riêng mình.
Ngoài ra, bằng cách giữ bình tĩnh, bạn đang dạy con rằng tất cả chúng ta đều có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình và việc quản lý chúng theo cách lành mạnh là tùy thuộc vào chúng ta. Bạn sẽ không muốn trẻ lớn lên với suy nghĩ rằng việc đổ lỗi cho người khác về cảm xúc của chúng là hoàn toàn bình thường.
Tất nhiên, tất cả chúng ta đều là con người, và có thể có những lúc chúng ta không khỏi mất bình tĩnh.
Nếu điều này xảy ra và bạn lỡ nói điều gì đó khiến bạn hối hận, hãy bắt đầu bằng lời xin lỗi: "Bố/ mẹ xin lỗi vì đã mất bình tĩnh. Lần sau, bố/ mẹ sẽ dành một chút thời gian để bình tĩnh lại."
3. "Anh/em ghét công việc của mình"
Phàn nàn về công việc của bạn xung quanh bọn trẻ sẽ dạy chúng rằng công việc không vui chút nào. (Ảnh: ITN). |
Giả sử bạn đã có một ngày làm việc mệt mỏi và chỉ muốn về nhà để trút bầu tâm sự với người bạn đời của mình. Điều này có vẻ vô hại vì bạn không nói chuyện trực tiếp với trẻ, nhưng hãy nhớ rằng trẻ sẽ tiếp nhận thông điệp này.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thái độ của chúng ta về cuộc sống có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định thành công của con cái chúng ta, đặc biệt là khi nói đến thành tích học tập.
Hơn nữa, phàn nàn về công việc của bạn xung quanh bọn trẻ sẽ dạy chúng rằng công việc không vui chút nào. Kết quả là, chúng có thể lớn lên với niềm tin rằng tuổi trưởng thành là dành một nửa thời gian thức dậy để làm những công việc chán ngắt.
Thay vì than phiền, hãy nói về những điều bạn đang làm để cuộc sống cũng như công việc trở nên tốt đẹp hơn.