Nếu học cách xử lý mâu thuẫn tốt, bạn có thể phát triển mối quan hệ ấy trở nên thân thiết hơn. Tuy nhiên, nhiều người không bao giờ học cách đối phó với các mâu thuẫn nên xung đột vẫn tồn tại và cuộc sống của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Để tránh điều đáng tiếc, bạn hãy tìm hiểu 3 cách giải quyết mâu thuẫn sau đây nhằm củng cố các mối quan hệ của mình.
1. Đừng để tự nó trôi đi
Nếu muốn chữa lành một tổn thương thể chất, thời gian thường giúp ích cho bạn. Nhưng với những vết thương nghiêm trọng, không phải chỉ có thời gian mới là liều thuốc, bạn cần mọi thứ, từ phẫu thuật đến phục hồi chức năng đến chăm sóc liên tục. Nó không khác gì với mâu thuẫn trong tình cảm trong hôn nhân.
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần cho nó thời gian và không làm gì khác sẽ giải quyết được xung đột, thì xung đột sẽ giống như chấn thương nghiêm trọng, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Có câu nói, "Đừng để mặt trời lặn trên cơn giận của bạn". Khi có xung đột giữa hai người, việc giải quyết ngay tức thì là điều hiếm khi hiệu quả. Khi xung đột nảy sinh, đó là thời điểm để thú nhận, ăn năn và tìm kiếm sự tha thứ để khôi phục mối quan hệ.
Đó là cơ hội để đối mặt với những thái độ và hành vi không lành mạnh. Cho dù đó là lỗi của bạn hay của người khác, hãy là người bắt đầu cuộc trò chuyện về xung đột thay vì chỉ để thời gian trôi qua.
Nếu bạn cứ để nó trôi tự nhiên, xung đột sẽ trở nên căng thẳng, lớn dần và kéo theo hậu quả tệ hại hơn.
2. Đừng bao giờ né tránh
Trong tất cả những cách tồi tệ để giải quyết xung đột, việc né tránh có thể là cách khiến người thân của bạn tức giận nhất. Hãy tưởng tượng có xung đột nhưng sau đó giả vờ rằng tất cả đều ổn rồi lờ nó đi.
Điều này có thể dễ dàng hơn trong một thời gian nhưng không tạo ra một mối quan hệ tích cực thực sự. Giả vờ không có gì làm phiền bạn hoặc giả vờ rằng không có gì làm phiền người khác sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ mất kết nối.
Thay vì hành động như thể không có xung đột trong một mối quan hệ, hãy thừa nhận nó. Và hãy nói rõ về mong muốn của bạn để giải quyết vấn đề. Không phải mọi thứ trôi qua là sẽ ổn, mà cần phải đề cập đến vấn đề, không né tránh để cả hai người trong mối quan hệ cảm thấy được quan tâm, lắng nghe và để cả hai trở nên thích nghi.
Nhiều cuộc hôn nhân và các mối quan hệ khác thất bại vì cả hai hoặc một trong hai người đã buông xuôi, ngừng giải quyết các vấn đề. Theo thời gian, các vấn đề chồng chất lên nhau và cuối cùng đạt đến điểm dường như không thể chịu nổi nữa.
3. Không nên trừng phạt nhau
Khi một người mắc sai lầm, nhiều người trong chúng ta sẽ “giúp” người đó nhìn ra lỗi của mình theo cách của họ. Một số người thậm chí còn bắt nhau trả giá bằng hình phạt. Nhưng thực tế, điều ấy cho kết quả tiêu cực. Điều cần làm là không nên trừng phạt nhau.
Đây có thể là cách dễ nhất để cố gắng xử lý xung đột, nhưng nếu bạn đang áp dụng cách đối xử la hét, chửi rủa hoặc thậm chí bỏ đi trong khi tranh cãi, bạn sẽ không giải quyết được xung đột, ngược lại bạn đang kéo tình trạng căng thẳng này.
Hãy cố gắng lắng nghe, nói đúng sự thật, luôn tôn trọng và rõ ràng trong giao tiếp. Giải quyết xung đột cần thực tế để cho kết quả tốt. Giải quyết xung đột không phải dễ dàng nhưng rất cần thiết để hôn nhân và các mối quan hệ bền lâu.