3 cách giảm stress ở tuổi dậy thì cho con trẻ

GD&TĐ - Giai đoạn tuổi dậy thì trẻ hay stress, căng thẳng. Nếu cha mẹ không kịp thời giúp đỡ trẻ vượt qua, sức khỏe tinh thần của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Khi con đang giận dữ, cha mẹ đừng đổ thêm dầu vào lửa (hình minh họa).
Khi con đang giận dữ, cha mẹ đừng đổ thêm dầu vào lửa (hình minh họa).

Một phụ huynh có con tuổi teen có tham gia buổi tọa đàm tại một trại hè dành cho thanh thiếu niên vào năm ngoái chia sẻ: Lúc đó có khoảng 300 đứa trẻ và anh ấy đang liệt kê tất cả những điều buồn bã, sai trái và thất vọng trong cuộc sống cho bọn trẻ nghe. Đột nhiên, một cậu bé 17 tuổi hét lên: “Đúng vậy, giống như khi bố bắt đi đổ rác. Em không thích như vậy, em thấy vô cùng tức giận”.

Trên thực tế, việc yêu cầu con đổ rác không phải là quá đáng. Bị yêu cầu đổ rác không phải là một vấn đề lớn. Thế nhưng giọng điệu của cậu bé đã bộc lộ sự dữ dội của một thiếu niên đang giận dữ và sự tức giận từ sâu thẳm đó hướng vào người cha.

Có thể người cha đã kích động cảm xúc đó hoặc có lẽ cậu bé khó chịu vì điều gì đó khác. Tuổi dậy thì thường phải trải qua cảm xúc dâng trào và nỗi đau nội tâm bởi thế giới của chúng đang thay đổi và trong quá trình hình thành chính mình. Tất cả những điều đó có thể gây ra tâm trạng ủ rũ, lo lắng, trầm cảm và hơn hết là tức giận. Sự tức giận đó thường hướng vào chúng ta, cha mẹ của chúng.

Cha mẹ cảm thấy lo lắng khi chúng đóng sập cửa và tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh. Đôi khi chúng công khai gây hấn bằng cách la hét hoặc đưa ra những nhận xét thiếu tôn trọng. Biết cách xử lý điều đó, cha mẹ có thể giúp con tạo nên điều khác biệt.

Dưới đây là một số cách để đối phó với những đứa trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng tuổi dậy thì.

Dừng lại đúng lúc

Cha mẹ phải học cách từ bỏ những cuộc cãi vã không quá nghiêm trọng. Hãy lựa chọn để từ bỏ một cách khôn ngoan. Đừng cảm thấy cần con phải có thành tích tốt trong tất cả các môn học, nếu không chúng sẽ càng ngày càng bực bội với bạn.

Biết rằng điều đó sẽ rất khó khăn nếu cha mẹ là một người cầu toàn, nhưng việc đương đầu với mọi thứ sẽ khiến chúng bất mãn.

Không đổ thêm dầu vào lửa

Hãy coi sự tức giận của con bạn như một ngọn lửa đang bùng phát. Vấn đề với hầu hết các bậc cha mẹ là sẽ đổ thêm xăng vào lửa. Con cái thường phản ứng trong các tình huống với nhiều cảm xúc, điều này có thể khiến các ông bố bà mẹ bối rối và đáp lại bằng cách la mắng để ngăn chúng lại. Nhưng cách này chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Hãy bình tĩnh và điềm đạm nhất có thể. Đi bộ đi một lúc nếu bạn cần hoặc nói một cách bình tĩnh để giúp con “hạ hỏa”. Cha mẹ sẽ không nhất thiết phải dập tắt ngọn lửa, nhưng hãy giữ cho nó không lan rộng.

Hãy kiên nhẫn

Thanh thiếu niên thực sự có thể được phụ huynh che chở, vì các em đang ở trong một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Những thay đổi, mất cân bằng nội tiết tố, và môi trường của chúng giữa các bạn học có thể là thù địch.

Tất cả những điều đó sẽ dễ khiến mỗi cô cậu thanh niên trở nên cáu gắt, tức giận, nhưng nếu thêm vào cuộc sống gia đình không ổn định, con sẽ trở nên dễ dàng bùng nổ.

Hãy dành cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm và cho chúng thấy sự hiểu biết và kiên nhẫn từ cha mẹ, chính điều ấy giúp chúng dễ dàng bình tĩnh trở lại nhất.

Theo Allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.