Tôi không thể chấp nhận đứa con mà mình hết mực yêu thương giờ đang ghét mình. Thậm chí có hôm con liên tục hét vào mặt tôi: “Con ghét mẹ, con ghét mẹ! Con ước gì mẹ biến mất. Mẹ là người tồi tệ nhất. Con muốn được ra khỏi ngôi nhà này! Con ghét mọi thứ ở đây”.
Những lời này khiến tôi suy sụp hoàn toàn. Cảm giác của tôi là sự pha trộn của tổn thương, tức giận và phẫn uất. Tôi khóc trong tuyệt vọng: “Con không đánh giá cao tất cả những gì mẹ đã làm cho con hay sao? Tại sao con dám nói với mẹ như vậy?”.
Tôi bị mất ngủ triền miên. Vì quá lo lắng cho tôi, chồng tôi thủ thỉ: “Anh nghĩ em nên chấp nhận thực tế. Hầu như đứa trẻ nào ở tuổi ẩm ương cũng vậy. Nổi loạn là một giai đoạn bình thường trong quá trình trưởng thành.
Con có thể không cảm thấy con không mắc nợ chúng ta bất cứ điều gì vì tất cả những công việc tuyệt vời mà chúng ta đã làm với tư cách là cha mẹ. Điều quan trọng là phải hiểu rằng những từ ngữ gây tổn thương mà con đang sử dụng hoàn toàn không phải nhắm vào em. Đó chỉ là cách con cảm nhận được rằng con cũng có tiếng nói và có quyền lực trong ngôi nhà này thôi.
Em cứ nghĩ mà xem, ngày xưa mình có như thế không? Ai mà không muốn thỉnh thoảng cảm thấy mình mạnh mẽ? Trẻ em thường nói ra những lời gây tổn thương như thế này khi chúng gặp vấn đề mà chúng không biết giải quyết như thế nào. Chúng tức giận, căng thẳng vì phải đối mặt với những điều tồi tệ xảy ra ở trường”.
Những gì anh nói đều đúng, nhưng tôi không thể giả vờ như mình không bị tổn thương bởi những câu nói của con. Thấy tôi không ngừng khóc, anh vỗ về: “Đừng hiểu sai ý anh. Anh chỉ muốn nói với em rằng con không nhận thức được điều này một cách có ý thức trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, việc khiến em khó chịu sẽ giúp con phải suy nghĩ lại”.
Tôi lắc đầu: “Em nghĩ con đang phủ nhận mọi thứ em đã làm cho con, cố gắng vì con. Em thật sự không biết chúng ta nên làm gì với con”. Anh tỏ ra bình thản: “Anh nói rồi mà, con đang ở tuổi dở, em đừng quá lo lắng. Đầu tiên, chúng ta hãy tránh những điều không nên, chẳng hạn như suy nghĩ tiêu cực.
Chúng ta phản ứng với những gì con nói bằng cách tức giận hoặc khó chịu, đó là chuyện bình thường, xét cho cùng, chúng ta cũng chỉ là con người. Phản ứng cảm xúc là một điều rất tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta cần bình tĩnh, tránh nói những câu như “bố/ mẹ cũng ghét con hoặc “bố/ mẹ ước mình chưa bao giờ sinh ra con”.
Nói điều gì đó gây tổn thương để đáp lại sẽ gửi cho con thông điệp rằng chúng ta cũng không kiểm soát được cảm xúc và hành vi. Điều này khiến cho việc dạy dỗ con sau này không hiệu quả. Giai đoạn này, anh nghĩ chúng ta nên cho con thời gian để tự vượt qua được sóng ngầm tuổi dậy thì. Chúng ta cứ lặng lẽ ở bên con, yêu thương con, thế là đủ rồi”.