3 bước kiềm chế cơn giận dữ của người đối diện

GD&TĐ - Những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

3 bước kiềm chế cơn giận dữ của người đối diện
Theo chuyên gia Tuệ An, bất cứ ai cũng đều có những hạt giống thiện lành ẩn sâu bên trong tâm hồn kể cả trong những trạng thái mà họ đang bộc lộ những điều tồi tệ như bạo lực, nóng nảy, giận dữ. Khi đó họ đang bị rơi vào sự vô minh và yếu đuối, nên nếu ta còn thương họ thì hãy giúp đỡ cho họ. Còn giúp thế nào thì bằng những trải nghiệm của bản thân đã đối mặt với rất nhiều cơn bão giận của những người khác và khơi dậy thành công điều tuyệt vời trong họ, tôi sẽ tổng kết lại một vài bước cụ thể để ai cũng có thể áp dụng trọng cuộc sống.
Bước 1: Không nên can thiệp bằng cách đối đầu với họ ngay lập tức
Khi ai đó đang giận dữ hay khó chịu thì việc  can thiệp bằng cách đối đầu với họ sẽ không thể mang lại hiệu quả đặc biệt khi những cảm xúc tiêu cực đang dâng lên cao trào.
Lúc đó người ấy có xu hướng chỉ muốn trừng phạt vì họ đang để biển giận làm mờ đi lý trí, lúc này nếu muốn giúp họ đôi khi ta cần phải đóng vai đồng minh của họ. Đồng minh ở đây không có nghĩa là dung túng cho những lời nói, hành vi, thái độ sai lầm.
Đồng minh đơn giản là không cần nói nhiều, không cần khuyên răn, không chê bai, không trách móc, chỉ cần im lặng lắng nghe, thông cảm. Ta phải thể hiện cho họ thấy là ta muốn được san sẻ với họ, ta muốn mang đến niềm vui cho họ.
Bước 2: Giúp họ "chuyển kênh"
Khi con người đang ở kênh giận dữ, tiêu cực thì thông thường họ sẽ chẳng thể tiếp nhận được điều gì mới mẻ, trong trạng thái ấy mà có nói gì thì cũng bằng thừa nên tốt nhất lúc đó ta cần giúp cho họ chuyển sang kênh khác bằng cách đánh lạc hướng họ, rủ ra ngoài trời, chuyển đề tài và tạm thời không cần nhắc lại những gì vừa diễn ra.
Bước 3:  Kiên trì lắng nghe không phán xét 
Với bước này, hãy tiếp cận họ từ từ và kiên trì, sau khi lắng nghe sâu với tâm đơn thuần không phán xét với họ, bạn hãy hỏi họ về những điều tuyệt vời họ, khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp của họ, nhắc cho họ nhớ lại họ là một người tuyệt vời, bao dung, dễ thương như thế nào. Họ sẽ tự soi lại những hành động của họ và tự điều chỉnh.
Có thể sẽ mất nhiều thời gian với bước này vì không phải ngay lập tức mà thành công được, mọi điều cũng phải tùy thuộc vào khả năng chuyển hoá của đối phương. Với những người ít có tính tự ái, có sự hiểu biết thì thời gian sẽ nhanh hơn những người có cái tôi lớn, bảo thủ. Tuy nhiên, dù họ là ai khi bạn thấy được ngọc bên trong họ thì chính bạn cũng là một viên ngọc sáng lấp lánh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ