200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

GD&TĐ - Sự kiện tập kết ra Bắc 1954 là bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm của quân và dân ta vì sự nghiệp cách mạng cao cả.

Hội thảo khoa học 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau.
Hội thảo khoa học 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau.

Ngày 15/11, Tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau – Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”.

Dự hội thảo có ông Trương Hòa Bình, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, cựu học sinh miền Nam; ông Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN; ông Dương Thanh Bình, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc Hội; ông Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau; bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Cà Mau tâm điểm tập kết ra Bắc

Ngày 7/5/1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp và các bên có liên quan phải ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời để tiến hành việc tập kết lực lượng của hai bên.

Theo Hiệp định, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân - Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay); Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp và khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Trong đó, điểm tập kết tại Cà Mau là tâm điểm, có thời gian dài nhất.

Khu vực tập kết ở Cà Mau được xác định dọc theo kênh xáng Chắc Băng (nối ngã ba sông Trẹm, thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), cùng một số địa điểm khác trong tỉnh. Việc tập kết kết thúc vào ngày 8/2/1955.

img-5476.jpg
Chủ trì hội thảo khoa học.

Những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc đã được Bác Hồ, Trung ương Đảng và đồng bào các tỉnh phía Bắc đón nhận, cưu mang, đùm bọc và tạo mọi điều kiện hỗ trợ sớm ổn định cuộc sống, tạo công ăn, việc làm, học tập, lao động và tham gia chiến đấu, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

img-5457.jpg
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau phát biểu tại hội thảo.

Trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn - nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà giáo, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Lan tỏa giá trị hội thảo

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khẳng định: Việc tổ chức Hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là dịp để ôn lại những kí ức hào hùng của những ngày tập kết ra Bắc, những năm tháng sinh sống, chiến đấu, lao động, học tập và những ân tình sâu nặng của quân, dân miền Bắc đối với những cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh đã từng tham gia tập kết ra Bắc.

Đây còn là dịp để phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của Sự kiện tập kết ra Bắc, nhất là những chủ trương, quyết sách sáng suốt, tài tình, mang tầm chiến lược của Bác Hồ và Trung ương Đảng.

462550273-532116013020994-6021948470670625704-n.jpg
Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau phát biểu tại hội thảo.

Qua hội thảo góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng của Đảng ta và truyền thống lịch sử của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước cũng như tạo động lực cho các thế hệ sau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

img-5469.jpg
Bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi hội thảo.

“Để phát huy kết quả hội thảo, tôi đề nghị các cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền kết quả nghiên cứu của hội thảo đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đưa những vấn đề mang tính lý luận rút ra từ các nghiên cứu trong hội thảo để áp dụng trong thực tiễn, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bối cảnh tình hình đất nước hiện nay.

Tôi cũng mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, học giả tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng của sự kiện, cũng như đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết trong công tác xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đấu tranh phản bác các luận điểm, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch”, bà Mai nhấn mạnh.

img-5474.jpg
Ông Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh 46 bài viết có chất lượng được đăng trong kỷ yếu, hội thảo cũng nhận được nhiều tham luận, ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, sâu sắc của đại biểu, các nhà khoa học và các cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, góp phần làm sâu sắc thêm giá trị, ý nghĩa sự kiện 200 ngày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.