2 nguyên tắc, 6 mẹo hay cho xe côn chạy giữa phố

Nếu quan niệm côn chỉ để vào số thì không có gì để nói cả. Giống như ngựa hay mà không biết huấn luyện sẽ chỉ là ngựa thường.

2 nguyên tắc, 6 mẹo hay cho xe côn chạy giữa phố
Nguyên tắc 1: Thao tác bóp côn: "bóp nhanh thả từ từ" và “côn ra – ga vào” tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu) kết hợp với tay ga. Khi nhả côn ra chậm rãi, thì mở ga tương ứng.
Nguyên tắc 2: Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng. Thông thường, từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h - 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).

6 mẹo hay để chạy xe hiệu quả giữa phố

1. Loại bỏ cảm giác giật khi đường xấu

Gặp đường xấu, người đi xe ga hay côn tự động cảm thấy bị giằng giật dù giảm tốc. Người ngồi ôtô ngoài mệt mỏi còn có thể bị say. Nhưng với xe côn chỉ cần cắt côn khi xe hụt xuống, nhả ra khi nó nhoi nên sẽ giảm giằng giật. Nếu chạy nhanh có đủ trớn qua mô thì cứ cắt côn vượt qua, tùy cảm nhận tốc độ và tình trạng mặt đường. Ấn nhả côn, ga nhịp nhàng tùy tốc độ. Nếu kỹ thuật tốt thì xe vượt qua đường xấu trơn tru hơn rất nhiều.

2. Vượt đường lầy

Trên đường lầy lội, vào số thấp rồi nhấn ga cố vượt qua đôi khi làm bánh chìm sâu hơn trong vũng lầy. Nếu làm cách thông thường mà xe chìm sâu hơn hãy sử dụng phương pháp "Triệu Tử Long cứu chúa khi ngựa sa xuống hố". Đạp côn, về số 1, nhấn ga hết cỡ, nhả côn nhẹ khi bạn cảm thấy đã ăn với máy, bánh xe hơi quay thì lập tức nhả côn nhanh để làm cú nhảy vọt giống như Triệu Tử Long quẩn cho con ngựa cú roi bất ngờ để nó chồm lên vọt qua hố sâu. Ôtô hay xe máy đều làm phương pháp như vậy.

3. Thoát ổ gà

Triệu Tử Long dùng phương pháp rất hay nhưng người ta bình rằng nếu không có ngựa tốt thì cũng chẳng có hiệu quả. Vì vậy chiếc xe côn của bạn trong trường hợp này nó chính là con ngựa tốt giúp bạn thoát khỏi cảnh nằm lại giữa rừng hoặc cánh đồng mông quạnh nào đó.
4. Vượt "sông" bất đắc dĩ
Vào mùa mưa nhiều khi ngay trong thành phố vẫn phải vượt "sông" bất đắc dĩ. Các đoạn xe nối đuôi nhau, làn sóng nước đôi khi khiến xe chết máy, khởi động lại ở ngay chỗ ngập thật nguy hiểm. Những lúc thế này mới thấy giá trị. Chỉ cần âm côn, rú ga, nhả côn nhích tới nếu thấy xe rung có xu hướng lịm thì ngay lập tức đạp côn. Cứ làm như vậy để vượt.

5. Tránh tai nạn bất ngờ

Đang chạy với tốc độ cao, bất ngờ gặp ổ gà hay "sóng lượn trâu" phanh không kịp và ít có tác dụng. Hãy bóp côn giữ chặt tay lái, nhiệm vụ còn lại để xem lực đó có hất văng bạn vào lề đường không? Thông thương cách này xe côn sẽ thoát. Với xe ga hoặc côn tự động giữ chặt tay lái đồng nghĩa với không giảm ga đôi khi còn tăng ga làm lực giật còn tăng mạnh hơn và chắc hẳn sẽ dễ bị "ăn trầu".

Nhiều người nói rằng khi tông vào chó đến 99,9 % bạn bị hạ. Thế nhưng với phản xạ trên kinh nghiệm này, người viết gặp vấn đề này đã vượt qua tai nạn này.

6. Khó chiều ngựa quý khi say

Nếu chẳng may quá chén say khướt, và cầm cương chú ngựa khó tính như xe côn, tôi tin chắc bạn sẽ không thể về nhà được. Còn với cái tính dễ dãi của xe máy ga hoặc xe số tự động đôi khi lại dẫn "chàng say" tới thẳng bệnh viện. Thế nên, khi đang trong tình trạng say hoặc có hơi men, tốt nhất để “ngựa quý” nghỉ ngơi.

Theo Kiến thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ