2 lý do số lượng GS, PGS tăng trong năm 2017

GD&TĐ - Lý giải số lượng ứng viên GS, PGS tăng trong năm 2017, GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y học – đưa ra 2 nguyên nhân.

2 lý do số lượng GS, PGS tăng trong năm 2017

Thứ nhất: Thời gian xét chậm hơn 6 tháng, nên số ứng viên đã đạt gần đủ các tiêu chuẩn thì với thời gan 6 tháng giúp họ đạt đủ các tiêu chuẩn.

Ví dụ: Một dề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện 3 năm chỉ chờ 2,3 tháng nghiệm thu, hay hướng dẫn một thạc sỹ đã viết xong luận văn chỉ chờ ngày bảo vệ, hoặc hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ cấp trường chỉ còn chờ ngày ra quyết định công nhân... thì 6 tháng là một thời gian dài giúp các ứng viên đat các tiêu chuẩn GS,PGS.

Một tính toán dễ hiểu: Hằng năm (12 tháng) có 1 đợt xét GS, PGS, có 1.000 người tham gia. Nếu vì lý do gì đó năm ấy không xét, để 2 năm mới xét thì số ứng viên tham gia sẽ gấp đôi (2.000 người). Thực tế này đã xảy ra cách đây khoảng 10 năm khi chúng ta xét chậm 1,2 năm. Đợt xét này sau 18 tháng, số ứng viên GS, PGS tăng gấp rưỡi là điều dễ hiểu.

“Tôi cho đây là lý do chính để số lượng GS, PGS tăng cao hơn nhiều so với năm trước” - GS.TS Phạm Gia Khánh khẳng định.

Thứ 2: Các tiêu chí xét công nhận chức danh GS, PGS sẽ thay đổi theo chiều hướng cao hơn. Thông tin này đã được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước thông báo trước 2 năm, nên các ứng viên gần đủ tiêu chuẩn đã phấn đấu mạnh hơn để đạt tiêu chuẩn; và những người đã đủ tiêu chuẩn rồi vì lý do gì đó chưa muốn làm thì phải làm sớm. Đây là việc làm thông minh, dễ hiểu.

ISI/Scopus không phải tiêu chuẩn duy nhất đánh giá chất lượng GS, PGS

Năm 2017 không phải là "đợt vét", vì năm 2018 vẫn thực hiện các quy định hiện hành (Theo quyết định 174/2008/QĐ-TTg). Hơn nữa nếu có các quy định mới thì bước đi cũng phải có lộ trình thích hợp.
GS.TS Phạm Gia Khánh

Liên quan đến chất lượng GS, PGS năm 2017, GS.TS Phạm Gia Khánh khẳng định: Dù số lượng GS, PGS năm nay đông nhưng chất lượng cao hơn những năm trước, thể hiện các tiêu chí đều đạt cao hơn như: đào tạo sau đại học, viết sách, các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học (kể cả số bài trong ISI,Scopus). Đặc biệt ngoại ngữ có tiến bộ rõ rệt.

"Mặc dù số GS, PGS không có bài báo trong ISI/Scopus còn cao (ví dụ, đối với GS ngành y là 21%); song điều đáng ghi nhận là số GS, PGS có bài trong ISI/Scopus năm nay cao hơn năm ngoái và những năm trước. Còn việc phấn đấu 100% GS,PGS có bài ISI/Scopus cần thời gian.

Chất lượng của GS.PGS là tổng hợp của các tiêu chí. Đừng quá coi trọng các bài báo trong ISI/Scopus, đây không phải tiêu chuẩn vàng đánh giá chất lượng của GS,PGS. Điều quan trong là chất lượng của bài báo và đóng góp của nó cho cho đất nước" - GS.TS Phạm Gia Khánh nêu quan điểm.

Cũng liên quan đến nội dung này, GS.TS Bạch Thành Công - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Vật lý – cho biết: Tổng số bài báo ISI/SCOPUS năm 2017 tăng 2,1 lần so với năm 2016 và tập trung nhiều ở các ngành Khoa học tự nhiên & Kỹ thuật (KHTN-KT) như Vật lý, Hóa học- Công nghiệp thực phẩm, Y học, Sinh học, Toán học…

Trước hết, đây là chỉ số khách quan thể hiện sự cố gắng vươn lên đạt chuẩn mực khoa học quốc tế của các ứng viên thuộc các ngành trên. Mặt khác, đó cũng là kết quả của việc thực hiện chiến lược phát triển hướng tới hội nhập quốc tế của một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Toán học…

Số lượng bài báo ISI vượt trội của những cá nhân xuất sắc thuộc ngành Vật lý như PGS. Nguyễn Thị Hồng Vân (có 153 bài) PGS.Trần Đăng Thành (có 110 bài) có nguyên nhân cỏ bản là nỗ lực cá nhân cộng với sự hợp tác quốc tế hiệu quả.

Các ngành này đã xây dựng được chiến lược phát triển cho đến 2020 trong đó mục tiêu đạt trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế . Mục tiêu này được cụ thể hóa một phần bằng sự coi trọng và phấn đấu tăng số lượng các bài báo ISI/SCOPUS, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

Số lượng bài báo ISI vượt trội của những cá nhân xuất sắc thuộc ngành Vật lý như PGS. Nguyễn Thị Hồng Vân (có 153 bài) PGS.Trần Đăng Thành (có 110 bài) có nguyên nhân cỏ bản là nỗ lực cá nhân cộng với sự hợp tác quốc tế hiệu quả.

GS.TS Phạm Gia Khánh cũng cho biết, số lượng công bố quốc tế ISI/SCOPUS của các ứng viên thuộc các ngành không phải là Khoa học tự nhiên – kỹ thuật còn khá khiêm tốn. Điều này một phần là do đặc thù nghề nghiệp.

“Hiện nay, tiêu chí xét GS/PGS được xây dựng nhằm đánh giá toàn diện ứng viên dựa trên thành tích nghiên cứu khoa học, đào tạo, đóng góp cho xã hội.

Tiêu chí đó là chung cho 27 ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau như Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Khoa học xã hội & Nhân văn, Nghệ thuật,…và chưa thể tính hết các đặc thù nghề nghiệp.

Ví dụ các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc đối với ngành Văn hóa-Nghệ thuật, các sản phẩm chữa bệnh cho gia súc đối với ngành Chăn nuôi-Thú y, là những sản phẩm mang tính đặc thù cao so với yêu cầu có bài báo ISI/SCOPUS.

Đánh giá thành tích ứng viên GS/PGS theo các chuẩn mực khoa học được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là rất cần thiết đối với mọi ngành trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đánh giá chất lượng nghiên cứu theo công bố ISI/SCOPUS là khoa học và đáng tin cậy.

Tuy nhiên khi tính tới đặc thù về ngành nghề, mỗi ngành cần cụ thể hóa các sản phẩm khoa học có chất lượng để chuyển đổi tương đương với công bố quốc tế ISI/SCOPUS nhằm tránh thiệt thòi cho ứng viên” - GS.TS Phạm gia Khánh cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.