Cứ mỗi dịp hè về, khi những em bé 5 tuổi chưa kịp tạm biệt trường mẫu giáo thì các bậc cha mẹ Việt đã sốt sắng tìm ngay những lớp học vỡ lòng mới cho con. Tâm lý sợ con thua thiệt với bạn bè, không theo kịp “con nhà người ta”của cha mẹ đã đẩy những em bé mới chậm chững bước vào con đường học hành đã thấy không một chút niềm vui.
Hãy bình tĩnh tự hỏi 2 câu hỏi này, mẹ sẽ thấy đi học trước lớp 1 là hoàn toàn không cần thiết.
1. Những đứa trẻ đi học trước lớp 1, thậm chí biết nhiều hơn so với bạn vài chục chữ cái, biết cộng trừ nhân chia đơn giản hoặc thậm chí nói được một vài câu Tiếng Anh đi nữa…liệu có thể trở thành một thiên tài hay không? IQ có cao nhất lớp hay không?
2. Việc học tập, nhận thức kiến thức là một quá trình lâu dài, khó có thể thấy được kết quả rõ ràng trong ngắn hạn. Khởi động sớm liệu có đúng sẽ giúp con về đích sớm? Hay sẽ khiến bé mệt mỏi, chán nản với việc học?
Hãy nói thật nhiều với con
Nói nhiều, tâm sự nhiều để tạo cho con một cảm giác an toàn. Trẻ em khi bước vào giai đoạn thay đổi môi trường mầm non sang tiểu học cần sự đồng hành của người lớn. Việc đồng hành có nhiều hiệu ứng tích cực, giúp con sẵn sàng tâm thế, tinh thần ham học hỏi, khám phá khi bước vào một hình thức giáo dục mới.
Đọc thêm sách cho con
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khoảng thời gian trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi, mẹ càng đọc nhiều sách cho con, con sẽ càng có khả năng mạnh mẽ trong ngôn ngữ, tư duy, kiến thức. Cách làm này, chẳng phải giúp con học văn và tăng thành tích học tập tốt hơn rất nhiều so với những bài tập khô khan trên lớp hay sao
Chơi nhiều hơn với con
Nhiệm vụ chính của tuổi thơ là chơi trò chơi, phát triển, không học, và không tham dự các lớp dạy học sớm. Các trò chơi sẽ là nội dung chính trong cuộc sống của trẻ em.
Việc chơi các trò chơi phong phú không chỉ tăng khả năng thể chất, có lợi của phát triển của trẻ mà còn giúp hình thành phát triển vì nhận thức và năng lực xã hội. Miễn là mẹ chơi cùng con, và lựa chọn những trò chơi hữu ích, thì việc học mà chơi, chơi mà học cũng giúp con rất nhiều trong quá trình học tập sau này.