15 lời khuyên cực hữu ích khi chăm con các bố mẹ cần biết

Làm cha mẹ là hành trình vô cùng gian nan nên các bậc phụ huynh đều cần học hỏi và nâng cao kỹ năng làm cha mẹ hàng ngày. Sau đây là 15 lời khuyên giúp các bậc phụ huynh nhàn hơn khi chăm con.

15 lời khuyên cực hữu ích khi chăm con các bố mẹ cần biết
1. Mẹo hay giúp con ngủ ngon
Mặc dù rất háo hức khi chuẩn bị mọi thứ cho con đặc biệt là phòng ngủ nhưng hãy hiểu rằng bạn muốn con đi ngủ chứ không phải chơi đùa trên giường. Do đó, không nên dán những ngôi sao phát quang trong phòng ngủ hoặc bất kì vật gì có ánh sáng lấp lánh. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn rèm cửa tối màu và đảm bảo phòng ngủ thật yên tĩnh.
Bí quyết làm cha mẹ
2. Giảm áp lực sau khi có con
Điều quan trọng giúp cả hai vợ chồng không bị sốc khi có em bé chính là ngủ đủ giấc. Khi bạn quá chú tâm vào giấc ngủ của con, bạn sẽ dễ dàng quên bản thân mình, và thường xuyên đi ngủ muộn. Khi đã kiệt sức sau một ngày làm việc mệt mỏi và lại phải chăm con buổi tối, cả hai vợ chồng sẽ bắt đầu gắt gỏng, khó chịu, lộn xộn... hoặc nhiều hành vi xấu khác. Do đó, theo các nhà khoa học, để tránh việc xuất hiện những cảm xúc không tốt, hãy giúp cơ thể vật lý của bạn được chăm sóc tốt nhất ví dụ như ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và đúng giờ…
3. Bí quyết có bữa trưa tốt cho sức khỏe của trẻ
Tăng cường protein thay vì carbonhidrate (có nhiều trong thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt). Sữa là một nguồn protein chất lượng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng protein giúp duy trì năng lượng và sự tập trung lâu dài cho trẻ khi đến trường. Một cốc sữa có thể cung cấp 9 loại chất dinh dưỡng khác nhau bao gồm protein, canxi, vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
4. Cách xây dựng sự tự tin ở trẻ khi chơi thể thao
Bí quyết làm cha mẹ
Ví dụ như, để xây dựng sự tự tin cho trẻ khi thi đấu thể thao, bố mẹ nên tập trung vào những thành công nhỏ của con. Hãy động viên chúng thật xuất sắc trong phòng ngự hoặc con chơi nhóm thật tuyệt vời. Bạn không nên tập trung vào lỗi lầm của trẻ mà hãy nói để con hiểu rằng chúng sẽ học được rất nhiều điều từ những sai lầm và thất bại. Thêm nữa, bạn tuyệt đối không được chê bai gây ám ảnh cho con về cách chơi. Nếu con không muốn nói về trận đấu, hãy đừng nhắc đến nó. Tuy vậy, bạn cần luôn theo dõi quá trình học hỏi và phát triển của trẻ để giúp con tự tin hơn cả khi chơi thể thao và trong cuộc sống.
5. Sử dụng các đồ điện tử một cách hợp lý
Hầu hết các bé đều muốn được dùng đồ điện tử để xem hoạt hình hoặc chơi trò chơi càng nhiều càng tốt. Bạn hãy thiết lập một thời gian biểu rõ ràng để bé có thể sử dụng các đồ điện tử và kèm theo điều kiện như bé phải làm xong bài tập về nhà, hoặc làm tốt nhiệm vụ nào đó…
6. Giúp trẻ biết trân trọng mọi thứ xung quanh
Nếu bạn đáp ứng mọi nhu cầu và đòi hỏi ở trẻ từ việc ăn theo sở thích hay có điện thoại đời mới, chúng sẽ cho rằng chỉ cần đòi hỏi là có tất cả mọi thứ. Hãy giúp trẻ trân trọng mọi thứ qua bài học: Không cho bé xem tivi, không đi ăn ngoài, đi xe đạp thay vì đi ô tô… trong vòng một tuần hoặc một tháng. Cắt giảm những tiện nghi này có thể gây bất tiện cho cả gia đình trong thời gian đầu nhưng nó sẽ giúp trẻ biết trân trọng những gì chúng đang có.
7. Giúp trẻ tự tìm cảm hứng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích vô cùng to lớn của “thời gian nghỉ”. Dù chỉ là một vài phút chợp mắt, hít thở sâu vài lần hay tự thưởng thức những gì bạn đang nghe hoặc nhìn thấy sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nâng cao hiệu quả trong xử lý tình huống, tăng cường sáng tạo và nâng cao động lực làm việc. “Thời gian nghỉ” giúp quá trình hoạt động của não bộ được trơn tru và nhạy bén. Do đó, đôi khi, lời khuyên tốt nhất cho trẻ là “Không làm gì cả”.
8. Cách nuôi dưỡng tính hào hiệp ở trẻ
Cách tốt nhất để giúp trẻ hào hiệp là cho bé tham gia vào các hoạt động giúp nuôi dưỡng tính cách này và bạn cùng làm trẻ. Những việc đơn giản như nhặt rác và bỏ vào thùng khi đang đi bộ hay nói chuyện về cách cho đi. Tốt hơn, bạn có thể hỏi con cho ý kiến về việc làm cách nào để cư xử tốt và hào phóng với mọi người.
9. Cách chọn đồ chơi cho trẻ
Bí quyết làm cha mẹ
Không nên mua cho con những đồ quá sặc sỡ. Hãy tặng con những món đồ có màu sắc tự nhiên êm dịu chứ không phải màu tổng hợp. Điều quan trọng là hãy biết lựa chọn và đừng mua cho con quá nhiều lựa chọn. Hãy làm việc đó trở nên đơn giản và bạn sẽ thấy rằng khi bọn trẻ có ít lựa chọn về đồ chơi , chúng sẽ tập trung chơi hơn.
10. Cách để giúp trẻ vui vẻ
Hãy chỉ cho con những quy luật của cảm xúc. Khi bố mẹ dành thời gian để dạy con cách nhận biết, xử lý và đối diện với cảm xúc của mình, bé sẽ có thể tự xử lý khi cảm xúc lên xuống trong cuộc sống. Việc hiểu rằng tất cả mọi cảm xúc đều dễ hiểu sẽ giúp trẻ sống hạnh phúc.
11. Cách xử lý trẻ biếng ăn
Cách bạn nói với con về đồ ăn, cách bạn ăn và giới thiệu đồ ăn với con chính là cách giúp con đỡ biếng ăn. Nếu bạn đang ăn chế độ giảm cân, ăn sáng vội vàng trên đường đi, ăn tối bên cạnh bồn rửa bát, tức là bạn đang làm con cảm thấy đồ ăn thật đáng sợ. Vậy, hãy rạng rỡ lên và nghiêm túc hơn trong việc ăn uống. Hãy thưởng thức nhiều hơn các món ăn khác nhau và chia sẻ với những người khác cùng thực hiện. Mạo hiểm hơn một chút, hãy cho con bạn thấy rằng thức ăn có thể và được cho là để thưởng thức, và tạo ra nhiều cơ hội nhất có thể cho chúng để thử những thứ mới. Cuối cùng, chúng sẽ làm theo dưới sự hướng dẫn tận tình của bạn.
12. Cách trao đổi với con vấn đề giới tính
Các bậc phụ huynh có thể trao đổi với con về giới tính theo những cách gián tiếp. Những trẻ tầm 4 tuổi thường rất tò mò về thế giới xung quanh và cách chúng được sinh ra. Do đó, chúng thường hỏi những câu hỏi như: “ Con được sinh ra từ đâu ạ? ” và chúng sẽ rất hào hứng với những câu trả lời như: “Con lớn lên bên trong cơ thể mẹ, ở nơi được gọi là tử cung”. Tiếp đó, trẻ sẽ đưa ra những câu hỏi tương tự như: “Làm cách nào con ra khỏi đó được” hay “Làm sao con có thể vào đó được” thì bạn có thể trả lời thẳng thắn với những thông tin khoa học.
13. Cách chuẩn bị cho trẻ bú sữa
Cho dù bạn nuôi con bằng sữa mẹ hay dùng sữa ngoài thì những người mới làm cha mẹ vẫn có rất nhiều bỡ ngỡ. Việc cho con bú khá đơn giản với nhiều người nhưng lại rất lại gây khó dễ với không ít bà mẹ. Do đó, bạn cần nhờ ý kiến của các chuyên gia ngay bên cạnh như mẹ, chị, bạn bè… Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ cần thiết như núm vú, áo lót cho con bú, bình sữa, máy hâm sữa, dụng cụ cọ rửa bình sữa…
14. Cách để trẻ dừng kêu khóc
Khi bạn quá tập trung vào một vấn đề gì đó, bạn sẽ nhận được ngày càng nhiều hơn chúng. Khi bạn quá quan tâm đến việc trẻ khóc lóc, bạn sẽ được nghe chúng gào hét nhiều hơn. Do đó, bạn cần phải thay đổi cách của mình để giúp trẻ thay đổi thói quen. Đầu tiên, bạn hãy quan tâm đến cái trẻ yêu cầu sau đó giải quyết việc từ chối có tính xây dựng. Sau đó, hãy thương thảo với con ví dụ: “Hãy nhìn xem, con đã yêu cầu được chơi một cách rất bình tĩnh, nhẹ nhàng, trình bày mọi điều một cách chậm rãi và rõ ràng. Điều đó giúp mẹ hiểu được chính xác điều con muốn”.
15. Cách để bảo vệ trẻ khỏi mối đe dọa từ “thế giới ảo”
Bí quyết làm cha mẹ
Việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh và các tài khoản trên mạng xã hội khá nguy hiểm và rủi ro. Nếu không có ai chỉ dạy, chúng sẽ có những tác động xấu mà bạn không thể lường trước được. Do đó, bạn hãy cùng sử dụng mạng xã hội này với con. Điều quan trọng nhất là bạn hãy là một tấm gương để trẻ có thể nhìn vào đó và hành xử theo cách của bạn.
Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.