11 mẹo giảm đau, giảm căng thẳng cho dân văn phòng không cần thuốc

Những mẹo nhỏ này có thể khiến những cơn đau hay căng thẳng bay biến mất, mà bạn không cần phải dùng thuốc hay đến gặp bác sĩ.

11 mẹo giảm đau, giảm căng thẳng cho dân văn phòng không cần thuốc

Hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời nào đó, một cuộc họp quan trọng đang chờ bạn trong vòng 1 tiếng sắp tới, nhưng ngay lúc này, cơn đau đầu lại ập đến khiến bạn choáng váng.

Hay một trường hợp khác là khi đang chuẩn bị phỏng vấn thì cái dạ dày lại "nổi loạn", khiến bạn khó chịu vô cùng. Những vấn đề này tuy nhỏ thôi nhưng nếu xảy đến không đúng lúc lại cực kỳ phiền toái, nhất là lúc đó, ta không chuẩn bị sẵn thuốc trong tay, hay cũng chẳng thể tới một cơ sở y tế nào gần đó.

Vậy để bớt đi những rắc rối như vậy, một vài thủ thuật dưới đây có thể giúp bạn áp dụng rất dễ dàng.

Giảm căng thẳng bằng cách thổi vào ngón tay cái

Ngón tay cái có sự liên kết với dây thần kinh kiểm soát nhịp tim của con người. Vì thế, trong những trường hợp đang hồi hộp hay lo lắng điều gì đó, hãy thổi nhẹ vào ngón tay này sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh nhanh chóng.

13283060-image-crop-3536x2000-1560438512-728-32e9147584-1560500239

Ngậm bút chì ngang miệng để lấy lại tinh thần

Chiếc bút chì khi đặt ngang miệng sẽ giúp kích thích cơ miệng giống như chúng ta đang cười. Đây là chiêu đánh lừa bộ não giúp nó nâng cao tinh thần một cách bất đắc dĩ nhưng lại vô cùng hiệu quả.

13283010-image-crop-1796x1911-1559284147-728-3455a7d81e-1560500239

Làm dịu cổ họng bằng cách gãi tai

Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó sẽ tạo ra một phản xạ gây co thắt cơ ở cổ họng. Sự có thắt cơ này có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở họng như ngứa họng hay có gì đó không thoải mái.

13282260-75473610-4aef75be7b9da6c900c85775e418843c0895fe92-1559712613-1200-1-1559712612-728-32e9147584-1560500239

Dừng phản xạ co thắt họng bằng cách nắm ngón tay cái

Phản xạ co thắt họng hay còn gọi là phản xạ họng là một kiểu phản xạ khiến ai đó rất dễ có cảm giác buồn nôn, muốn khạc nhổ khi đánh răng hay trong quá trình kiểm tra răng miệng.

Những lúc như thế này, có một mẹo nhỏ là hãy nắm chặt lấy ngón tay cái, vì nó có thể khiến bộ não bị phân tâm và dừng cơn buồn nôn lại.

13282860-image-crop-1500x737-1559302985-728-00e9f4aeef-1560500239

Cầm máu cam bằng cách ấn vào phần lợi trên

Bằng cách nhấn vào lợi trên này, đường động mạch sẽ bị nghẽn tạm thời và không thể cung cấp máu tới mũi, cho nên hiện tượng chảy máu cam sẽ nhanh chóng kết thúc.

13282960-image-crop-1296x999-1559548647-728-8e70370a48-1560500239

Cúi đầu về phía trước sẽ giúp uống thuốc dễ dàng hơn

Chúng ta thường thấy người ta sau khi cho thuốc vào miệng và uống nước sẽ ngửa cổ ra phía sau. Mục đích là để thuốc dễ trôi xuống hơn và không bị nghẹn lại cổ họng.

Tuy nhiên cách này là hoàn toàn sai lầm, thay vào đó, việc cúi đầu ra phía trước sẽ giúp thuốc đi xuống dạ dày nhanh hơn. Vì sao ư, vì khi nghiêng đầu về phía trước, những viên thuốc sẽ không bị dính vào họng và nổi lên cùng với nước nên việc nuốt chúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

13282910-image-crop-728x390-1559548683-728-f2b52f223a-1560500239

Lắc đầu để giảm tê tay

Tay bị tê thường là kết quả của quá trình bị chèn ép một khoảng thời gian khá lâu lên các dây thần kinh ở cổ. Vì vậy, nếu bạn nới lỏng các dây thần kinh ở cổ thì sẽ giúp giải phóng áp lực trong cánh tay khiến cho cảm giác tê biến mất dần.

13281960-73698960-fd397116ac3a73cb022386607d24902af852d4ce-1500-1-1559548480-728-034338dfc1-1560500239

Ngừa sẹo bỏng bằng cách ấn ngón tay vào vết bỏng

Nếu không may bị bỏng thì chúng ta cũng đừng nên lo lắng quá vì nếu như đặt ngón tay (phần thịt) lên vết bỏng sẽ có thể khiến cho nhiệt độ tại chỗ đó trở lại bình thường, tránh bị phồng rộp nặng hơn.

13282810-image-crop-1193x922-1559301570-728-f4ad7c2931-1560500239

Giảm nỗi sợ tiêm bằng cách ho

Lại là một cách gây phân tâm cho bộ não nữa để giảm nỗi lo sợ khi tiêm. Việc ho cũng làm tăng huyết áp trong giây lát giúp giảm nhận thức về sự nhói đau khi kim tiêm được đưa vào cơ thể.

13282110-72754260-c96f07b4c646489654a72d77b93693b7ab3f3695-1500-1-1559300769-728-1cb315fb32-1560500239

Đặt viên nước đá lên tay giúp giảm đau răng

Khi bị đau răng, hãy lấy một viên đá nhỏ đặt vào vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái trên mu bàn tay sẽ giúp giảm cơn đau. Ở ngay tại chỗ này có chứa những đường dẫn thần kinh tới não và nhiệt độ lạnh có thể chặn các tín hiệu đau khiến cho cơn đau tạm dịu lại.

13282310-72627810-033d8b86341a7d6886ec1d6b803c2e7aa339abc5-1500-1-1559294512-728-b5e266c051-1560500239

Chữa nấc bằng cách giơ hai tay lên đầu và duỗi thẳng

Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở) co thắt lặp đi lặp lại và không kiểm soát được. Việc vươn tay lên cao sẽ giúp cho phần cơ này tạm trở lại trạng thái ban đầu giúp cho cơn nấc không hoành hành bạn nữa.

13283110-image-crop-1010x794-1559301616-728-c51f86b777-1560500239

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...