1. Hy sinh âm thầm, vô ích
Bạn hy sinh nhu cầu của bản thân vì hòa khí với mọi người, nhưng chẳng ai để ý đến điều đó. Khi người khác xúc phạm bạn, bạn cảm thấy không thoải mái trước mặt người mắc lỗi.
Điều này không tránh khỏi làm người khác càng tổn thương bạn thêm lần sau.
Đừng ngần ngại nói với người khác những điều bạn không thích. Có thể họ cũng chẳng mất gì để đáp ứng yêu cầu của bạn. Còn nếu bạn cứ im lặng hy sinh một cách không cần thiết thì cũng chẳng ai chú ý đến điều đó đâu.
2. Thiếu lòng tự trọng
Bạn lờ đi khi người khác xúc phạm bạn, hoặc là mắt nhắm mắt mở cho qua khi gặp chuyện không thoải mái. Tuy nhiên những người có tính tình thô lỗ sẵn sẽ chẳng tôn trọng bạn vì sự chịu đựng của bạn. Vậy thì tại sao bạn phải chịu đựng?
Nếu ai đó cư xử coi thường bạn thì đừng giúp họ viện cớ. Bạn phải tôn trọng chính mình trước đã.
3. Luôn mong muốn sự chấp thuận của người khác
Những người luôn cần sự chấp thuận từ người khác trong tiềm thức cho thấy tâm lý họ có vấn đề, càng khiến người khác thường tránh né họ.
Đừng chờ đợi lời khen ngợi của người khác nữa. Không cần được người khác khen tốt thì bạn mới là người tốt. Cũng đừng sợ những lời chỉ trích, vì dù bạn làm gì hay làm tốt thế nào cũng sẽ có người chỉ trích bạn mà thôi. Ý kiến của bạn về bản thân mới là quan trọng nhất.
4. Luôn cho rằng mình là nguồn cơn của mọi vấn đề
Bạn luôn tự động cho rằng người khác đúng và nhận mọi lỗi sai về mình. Bạn nhận trách nhiệm cho mọi việc diễn ra. Chẳng ai sẽ cảm ơn bạn vì điều này cả, thậm chí họ sẽ lợi dụng và khiến cuộc sống của bạn thêm khó khăn hơn.
Khi chuyện đã rồi, tìm xem ai là người sai không còn là việc quan trọng nhất nữa. Thay vào đó, hãy cùng hợp tác để tìm cách giải quyết vấn đề!
5. Khoe khoang
Bạn không cần khoe khoang, nổ quá mức về cái tốt của mình, nếu không dù bạn có tốt thật thì việc khoe khoang cũng gây phản cảm.
Cách chứng minh tốt nhất là hãy sống chân thật như chính con người của bạn. Một khi bạn tự biết giá trị của bản thân thì bạn không cần phải chứng minh với ai hết.
6. Sợ từ chối
Bạn không muốn làm buồn người khác cho dù cái giá của sự nhẫn nhịn chính là niềm vui của bạn. Rốt cuộc bạn mới luôn là người buồn.
Đừng sợ nói "không". Cho dù người tốt bụng nhất thế giới cũng có thể có lúc tận dụng bạn nếu bạn cho phép họ. Bạn chỉ nên giúp người khác khi bạn thực sự muốn giúp.
7. Không quan tâm sở thích của bản thân
Bạn đã quen thuận theo nhu cầu của người khác đến nỗi quên mất mong muốn chân thật của bản thân. Bạn không biết mình muốn gì, và coi mong muốn của người khác thành của mình.
Hãy lắng nghe nhu cầu của bản thân, đừng e ngại làm phật lòng người khác. Nỗi sợ ấy có thể chẳng có cơ sở nào cả, và việc thỏa hiệp không khó khăn cho bạn nghĩ.
8. Không đặt giới hạn cho những gì bản thân có thể chấp nhận
Bạn tha thứ cho người khác vì việc đó dễ dàng hơn là đứng lên bảo vệ bản thân. Khi người khác không tôn trọng bạn, bạn cũng tự tìm lý do cho họ.
Bạn cần xác định giới hạn chấp nhận của bản thân và không để người khác vượt qua ranh giới ấy. Người chấp nhận mọi thứ sẽ không bao giờ được tôn trọng.
9. Sợ cô đơn
Bạn phát cuồng vì một mối quan hệ, hy sinh bản thân và cảm thấy ổn với điều đó. Đây có thể là lý do vì sao những kẻ bắt nạt, những người ích kỷ lại thường hướng về bạn, vì bạn cho phép họ lợi dụng bạn.
Hãy nhớ bạn không cần phải lựa chọn giữa một mối quan hệ với cảm nhận của bản thân. Nếu bạn phải lựa chọn thì chứng tỏ mối quan hệ đó không xứng đáng. Đừng sợ từ bỏ chỉ vì sợ cô đơn. Hãy coi cô đơn là một lối thoát chứ không phải là cô độc, và bạn sẽ không phải cô đơn quá lâu.
10. Cho rằng phải cho đi mới xứng đáng nhận được tôn trọng.
Bạn luôn cho rằng mình phải làm gì đó thì mới xứng đáng được tôn trọng lại. Bạn cho rằng con người chỉ có giá trị nếu họ đã làm điều gì đó.
Nhưng không, bạn không cần "mua" tình yêu hay sự tôn trọng. Tôn trọng người khác là chuyện hiển nhiên mà bất kỳ người lịch sự nào cũng cần làm. Hãy học cách yêu và được yêu vô điều kiện, đơn giản vậy thôi.