10 mẹo chụp chân dung gia đình

Chân dung gia đình sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với bạn cũng như người thân trong suốt quãng đời.

10 mẹo chụp chân dung gia đình

Đây là một phần mà nhiếp ảnh mang lại. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang lại một chút khó khăn cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Điều quan trọng nhất nhất là bạn cần bắt giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp của gia đình.

Chân dung gia đình sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với bạn cũng như người thân trong suốt quãng đời. Đây là một phần mà nhiếp ảnh mang lại.

Tuy nhiên, nó cũng có thể mang lại một chút khó khăn cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Điều quan trọng nhất nhất là bạn cần bắt giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp của gia đình.

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 1

Vậy nên bắt đầu từ đâu? Và chiếc máy ảnh bạn cần cài đặt những gì?

Đây là 10 điểm quan trọng mà Digital Photography School đề xuất để tạo ra những bức ảnh chân dung gia đình tuyệt vời.

1/ Căn chỉnh máy ảnh sao cho vừa tầm với mẫu

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 2

Hãy cúi người xuống ngang tầm mắt một đứa trẻ. Nó sẽ làm cho bức ảnh hấp dẫn tốt hơn nhiều cũng như tương tác tốt hơn với đứa trẻ.

2/ Sử dụng điểm lấy nét chính giữa

Những điểm lấy nét khác điểm chính giữa phù hợp với những nhiếp ảnh gia lâu đời. Và điểm lấy nét chính giữa sẽ rất phù hợp cho việc chụp chân dung gia đình.

Khi bạn đã trải qua nhiều lần chụp ảnh gia đình, bạn sẽ nhận ra rằng việc lấy nét chính giữa khá là tuyệt vời cho thể loại nhiếp ảnh này.

3/ Chọn khẩu độ thích hợp

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 3

Độ mở khẩu to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phong cách bạn chụp. Khi mới bắt đầu, đa số mọi người chụp ảnh gia đình sẽ chọn một khẩu độ lớn để chụp chân dung cá nhân (khoảng chừng f/2.2), và khẩu độ khoảng f/5.6 cho chụp ảnh nhóm để đảm bảo rằng mọi người không bị mờ đi trong khung hình.

4/ Bắt đầu từ tốc độ màn trập

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 4

Với thể loại này, bạn có thể sẽ phải cần đến tốc độ màn trập nhanh hơn một chút. Những đứa trẻ sẽ di chuyển rất nhanh và đôi khi là không thể đoán trước được.

Tốc độ màn trập phù hợp bắt đầu từ 1/250s. Với tốc độ này, máy sẽ bắt kịp các chuyển động của những đứa trẻ. Nếu bạn muốn chụp một tình huống di chuyển nhanh như việc chạy nhảy của các đứa trẻ, hãy chọn một tốc độ màn trập nhanh hơn như 1/800s.

5/ Sử dụng chế độ tự động chỉnh ISO

Bạn đang làm quen với khẩu độ và tốc độ màn trập, thế nên bạn sẽ chưa quen với việc chỉnh ISO. Thậm chí là không đủ thời gian để chỉnh ISO. Vì thế, hãy để chế độ ISO tự động. Khi bạn có đủ kinh nghiệm và sự tự tin thì bạn có thể tự mình chọn ISO.

6/ Chế độ đo sáng

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 5

Mỗi nhiếp ảnh gia sẽ có những chế độ đo sáng phù hợp với phong cách chụp của mình. Khi bạn hay chụp những bức ảnh gia đình, bạn sẽ biết chế độ nào phù hợp với mình.

Để bắt đầu, hãy thử sử dụng chế độ đo sáng điểm (spot metering) cho việc chụp chân dung cá nhân và chế độ đo sáng ma trận (evaluative metering) cho chụp ảnh nhóm.

7/ Chụp ở định rạng RAW

Bạn sẽ chỉnh những bức ảnh được nhiều hơn trong phần mềm Lightroom. Và bạn sẽ có khả năng chỉnh sửa tốt hơn mà không bị mất đi màu và chi tiết nếu bạn chụp ở định dạng RAW.

8/ Chế độ tự động cân bằng trắng (White Balance)

Chỉnh cân bằng trắng sang chế độ tự động nếu bạn đang chụp ở nhiều nơi khác nhau. Bạn sẽ có được các chế độ ánh sáng phù hợp và bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để thiết lập cân bằng trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng chỉnh lại cân bằng trắng trong Lightroom.

9/ Chọn ống kính phù hợp

10 meo chup chan dung gia dinh - Anh 6

Hãy chọn một ống kính phù hợp cho chụp ảnh gia đình. Nếu bạn không thể mua một ống kính phù hợp, hãy xem xét đến việc thuê chúng. Điều đó sẽ mang lại chất lượng ảnh phù hợp với kinh tế của bạn. Và đó cũng là điều kiện để bạn dễ dàng thử các tiêu cự nào.

Ví dụ, sử dụng ống kính zoom 24-70mm sẽ cho bạn nhiều góc chụp linh động, hoặc sử dụng một ống kính tiêu cự cố định thường dùng như 85mm hay 35mm.

10/ Thiết lập giới hạn

Hãy giới hạn tối đa 5 tấm ảnh cho một cảnh bạn chụp. Điều này sẽ tập cho đôi mắt bạn nhận ra các chi tiết và các yếu tố thể hiện bạn muốn chụp.

Kết

Hãy luyện tập và chụp ảnh thật nhiều, cùng với việc trau dồi kĩ năng thì chắc chắn bạn sẽ "lên tay" thôi!

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ