10 lý do khiến vắc-xin trở nên quan trọng

GD&TĐ - Sự lây lan của Covid-19 và việc ngăn chặn nó hiệu quả nhờ tiêm chủng đã một lần nữa chứng minh rằng, vắc-xin vô cùng quan trọng.

Tiêm chủng sẽ củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ.
Tiêm chủng sẽ củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ.

Sự lây lan của Covid-19 và việc ngăn chặn nó hiệu quả nhờ tiêm chủng đã một lần nữa chứng minh rằng, vắc-xin vô cùng quan trọng. Các chuyên gia đã liệt kê những lý do khẳng định vai trò đặc biệt của việc tiêm phòng.

Trong suốt cuộc đời, chúng ta tiếp xúc với một số loại virus, vi khuẩn khác nhau. Một số vi khuẩn mang lại lợi ích cho cơ thể, nhưng một số khác lại gây ra các bệnh có thể dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ khỏi một số bệnh nhiễm trùng bằng cách kích hoạt các phản ứng vô hiệu hóa vi khuẩn có hại và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, cơ thể không thể chống lại một số bệnh như virus SARS-CoV-2.

Bảo vệ hiệu quả

Vắc-xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chúng ta đối với bệnh tật và ngăn ngừa mắc bệnh. Trẻ em và người lớn có thể được bảo vệ khỏi nhiễm trùng một cách hiệu quả nhất thông qua tiêm chủng.

Ví dụ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mọi người tiêm chủng trong suốt cuộc đời. Trong đó, bao gồm cả những vắc-xin phòng ngừa bệnh cúm, viêm gan B và HPV.

Vắc-xin là một trong những sản phẩm y tế an toàn nhất. Chúng được kiểm tra nghiêm ngặt. Đồng thời, trải qua nghiên cứu kéo dài trước và trong khi được phát triển. Từ đó, nhằm đảm bảo chúng mang lại lợi ích như mong đợi mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

An toàn

Thông thường, phải mất nhiều năm để tạo ra một loại vắc-xin và trải qua các thử nghiệm bắt buộc trước khi được phê duyệt. Hơn nữa, vắc-xin cũng được các cơ quan quản lý y tế theo dõi mọi tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng.

Phòng bệnh

Kể từ khi vắc-xin đậu mùa và bại liệt được giới thiệu, những căn bệnh này gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn trên khắp thế giới. Vắc-xin phòng các bệnh như sởi và bạch hầu đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tới 99,9%. Vắc-xin phòng bệnh này ngăn ngừa tới 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.

Dễ tiếp cận và giá cả phải chăng

Vắc-xin được coi là hàng hóa công cộng toàn cầu. Trong khi đó, tiêm chủng không chỉ hiệu quả mà còn là một cách ít tốn kém để bảo vệ tính mạng. Vắc-xin có hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh tật và sức khỏe cộng đồng.

So với điều trị y tế để chữa bệnh, vắc-xin là giải pháp đơn giản, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận. Các cơ quan y tế trong nước và quốc tế thực hiện những nỗ lực cần thiết để tăng khả năng tiếp cận vắc-xin cho công chúng. Khi một căn bệnh trở thành đại dịch, vắc-xin sẽ được cung cấp miễn phí, giống như Covid-19 ở nhiều quốc gia.

Vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến phát triển kinh tế.

Vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến phát triển kinh tế.

Giảm chi phí y tế và tăng tuổi thọ

Như câu ngạn ngữ phổ biến, phòng bệnh thực sự tốt hơn chữa bệnh. Các bệnh nghiêm trọng như rubella, bại liệt, uốn ván,... đều có thể phòng ngừa được, giúp con người thoát khỏi quá trình điều trị đau đớn và chi phí y tế khổng lồ. Điều quan trọng là nên tiêm phòng sớm và ngăn ngừa mắc các bệnh như vậy. Bảo vệ chống lại một số bệnh cũng làm tăng tuổi thọ của cá nhân.

Bảo đảm sức khỏe và sự phát triển

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ em đều có hiệu quả ngăn ngừa bệnh từ 90 - 99%. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ em là không thể phủ nhận. Bởi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trước các bệnh nhiễm trùng gây chết người.

Tiêm chủng sẽ củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ không mắc các bệnh có thể phòng ngừa được trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời. Ví dụ, vắc-xin sởi, quai bị và Rubella (MMR) đảm bảo sẽ bảo vệ suốt đời chỉ bằng một liều duy nhất. Nếu không được tiêm chủng các loại vắc-xin quan trọng, bệnh sẽ làm suy giảm sự phát triển sau này của trẻ. Đồng thời, ảnh hưởng xấu đến trẻ ngay cả khi lớn lên.

Bảo vệ trẻ em và những người khác

Trẻ mắc bệnh có thể lây sang anh chị em, bạn bè và các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi. Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ bảo vệ bé, mà còn cả gia đình. Đồng thời, ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nghiêm trọng.

Khả năng miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng diễn ra khi một tỷ lệ đáng kể trong một nhóm được miễn dịch. Tiêm chủng làm giảm sự lây lan của tác nhân truyền nhiễm thông qua việc phát tán mầm bệnh và làm chậm quá trình lây truyền. Kết quả là toàn bộ cộng đồng được bảo vệ chứ không chỉ những người đã được tiêm chủng. Nhờ vậy, một số bệnh có thể được loại bỏ ngay cả khi người dân không tiêm chủng 100%.

Phòng ngừa các bệnh liên quan

Vắc-xin cũng có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến bệnh mục tiêu. Ví dụ, tiêm vắc-xin sởi giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh khác như kiết lỵ, viêm phổi do vi khuẩn và suy dinh dưỡng.

Thu hẹp khoảng cách xã hội

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đè nặng lên những người có hoàn cảnh khó khăn và vắc-xin mang lại lợi ích rõ ràng cho họ. Đối với những người sống trong điều kiện nghèo khó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao là do các bệnh truyền nhiễm có thể được hạn chế bằng vắc-xin hiệu quả.

Do đó, vắc-xin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến phát triển kinh tế. Ví dụ, ở Bangladesh, vắc-xin sởi đã nâng cao sự công bằng giữa các nhóm kinh tế xã hội cao và thấp.

Theo Give.do

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.

Trước khi trở về nhà sau lũ lụt, bạn cần kiểm tra hư hỏng kết cấu của ngôi nhà và đảm bảo ngôi nhà luôn trong tình trạng an toàn trước khi bước vào. (Ảnh: ITN)

Mẹo vệ sinh nhà cửa an toàn sau lũ lụt

GD&TĐ - Sau mưa lũ, việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa ngay khi nước rút. Để công việc này nhanh gọn và hiệu quả, bạn tham khảo mẹo sau.