10 loại thực phẩm cực kỳ khan hiếm trong tương lai

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác hại lớn đối với con người và thiên nhiên. Một trong số đó là sự suy giảm chất lượng nông sản, khiến thức ăn ngày càng ít và đắt đỏ. Sau đây là 10 sản phẩm nằm trong danh sách các loại thực phẩm có nguy cơ ít đi nhiều trong tương lai

10 loại thực phẩm cực kỳ khan hiếm trong tương lai
10. Sôcôla
Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Có một sự thật là một ngày nào đó trong tương lai, lượng sôcôla không còn nhiều như trước đây nữa. Mặc dù cây ca cao không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, nhưng chúng đòi hỏi lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, thời tiết khắc nghiệt dự kiến sẽ không kèm theo mưa lớn. Những điều kiện này có thể tác động tiêu cực đến sản xuất ca cao khiến sản lượng dần giảm xuống.

9. Trà

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Các chuyên gia xác nhận rằng ngành sản xuất trà sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu nếu không có biện pháp phòng ngừa. Điển hình, biến đổi khí hậu khiến cây trà đứng trước nguy cơ bị côn trùng xâm hại hoặc lá trà chất lượng kém đi.

8. Mật ong

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Hiện tại, mật ong trên thế giới đang đứng trước nguy cơ khan hiếm. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng sự nóng lên toàn cầu cũng là một nguyên nhân đáng kể.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ CO2 tăng làm giảm protein trong phấn hoa, nguồn thức ăn chính của ong. Trong trường hợp xấu nhất, vấn đề này có thể khiến ong chết hàng loạt vì không đủ dinh dưỡng.

7. Gạo

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Cây lúa cũng đang đứng trước nguy cơ giảm 20-40% năng suất. Nhưng có một vấn đề quan trọng khác mà con người có thể phải đối mặt. Theo các báo cáo, giá trị dinh dưỡng trong gạo có thể bị giảm đáng kể do nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng cao.

Điều đó có nghĩa là những người coi gạo là thực phẩm chính sẽ phải tìm cách để khắc phục, tránh các vấn đề đe dọa sức khỏe do thiếu gạo.

6. Trái cây

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ phải thay thế hoa quả bằng một số loại rau có khả năng chịu được mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu. Không những thế, các loài cây ăn quả còn bị giảm năng suất và chất lượng đáng kể.

5. Xi-rô phong

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cây phong đường, loài cây có thể sản xuất xi-rô từ nhựa cây. Biến đổi khí hậu khiến rễ và chồi cây khó phát triển, dẫn đến giảm năng suất.

Người ta cũng ước tính rằng môi trường sống thích hợp cho loài cây này sẽ suy giảm đáng kể trong 80 năm tới.

4. Cà phê

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Các công ty cà phê nổi tiếng toàn cầu như Starbucks và Lavazza đã nhận ra những rủi ro nghiêm trọng do sự nóng lên toàn cầu. Khoảng 50% diện tích trên thế giới phù hợp cho sản xuất cà phê có nguy cơ bị giảm đáng kể vào năm 2050.

Mọi người sẽ phải đối mặt với các vấn đề như giá cà phê tăng cao do thiếu hụt nguồn cung cũng như hương vị cà phê không còn được như trước.

3. Lúa mì

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Lúa mì cũng không ngoại lệ trong danh sách thực vật bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu. Điều này có nghĩa là bánh mì, bánh ngọt và các loại thực phẩm khác từ bột mì sẽ bị giảm đi.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học bang Kansas, con người có nguy cơ mất ít nhất 1/4 sản lượng lúa mì toàn cầu trong tương lai.

2. Đậu phộng (lạc)

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Trên thực tế, lạc là loài thực vật này ưa khí hậu ấm áp, tuy nhiên chúng đòi hỏi lượng mưa từ 500-1000 mm. Đây là lý do tại sao lạc cũng được đưa vào danh sách các loại thực phẩm chịu ảnh hưởng vì thời tiết nóng và khô hạn của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

1. Bia

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây có lẽ là một tin buồn với những người yêu bia trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do, nắng nóng và hạn hán có thể dẫn đến sự suy giảm 3-17% sản lượng lúa mạch. Vì vậy, những người mê bia nên hy vọng rằng sẽ có một số biện pháp để hỗ trợ lĩnh vực này.

Theo viettimes.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.