1. Người che biển số xe
Tehran (Iran) là thành phố phát triển nhanh ở châu Á. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhà chức trách thành phố đã đưa ra hàng loạt các quy định nhằm quản lý phương tiện giao thông.
Giống như nhiều đô thị lớn trên thế giới, Tehran thiết kế khu vực tín hiệu giao thông kèm theo các quy định nhằm buộc những người đi vào trung tâm đông đúc phải thực hiện (và nộp phạt nếu phạm luật).
Nhưng khác với nhiều thành phố, người Iran khá tài tình trong việc lách luật để họ có thể thỏa sức vùng vẫy. Các lái xe ở đây đã thuê những người lang thang trên phố đi bộ đằng sau ô tô của mình.
Như là vô tình, những người này sẽ tìm cách che biển số ô tô thoát khỏi tầm quét của các camera. Một số người che biển bằng cách chạy bộ hay đi xe máy đằng sau.
2. Trộm băng tuyết
“Trộm băng” không gợi lên điều gì ý nghĩa với chúng ta. Trên đời có ai đi làm việc điên rồ khi lấy trộm những tảng băng tự nhiên đầy rẫy ngoài kia! Nhưng trên thực tế, chắc chắn có đấy nhé.
Chúng ta biết được điều này bởi thế giới đã có cảnh báo về việc các khối băng đang tan dần do sự nóng lên toàn cầu. Năm 2012, cảnh sát bắt một người đàn ông đang trộm băng tại Chilê đã khiến tất cả bất ngờ.
Tên trộm chở 5 tấn đá kem trên xe tải qua vùng Cochrane. Người đàn ông này không còn cách nào khác vì ở Chilê đây là khu vực có các con sông băng bị tan nhanh nhất.
Nhà chức trách cho rằng khối lượng đá kem trên là ở mức trung bình đối với các nhà hàng và quán bar cao cấp ở Santiago. Được biết ở đây còn có các băng nhóm chuyên đứng ra đảm nhiệm các công việc này.
3. Ăn trộm cầu
Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy một cây cầu? Đa số mọi người đều trả lời: “Chẳng gì cả, cầu là cầu thôi”. Tuy nhiên, nếu tò mò hơn một chút thì ta quan tâm đến việc một chiếc cầu được xây như thế nào hoặc trước khi chưa có cầu, mọi người đi lại ra sao?
Không một ai trong chúng ta tưởng tượng được điều này: Nó đẹp thật, ta sẽ lấy trộm nó bằng cách nào đây? Việc tháo trộm cầu nghe có vẻ giống không ai làm được, nhưng nhiều cây cầu trên thế giới được thông báo đã bị đánh cắp vào ban đêm, và có rất ít những giải thích về phương thức tiến hành của bọn trộm.
Thế nhưng, không ít vụ trộm cầu khó tin đã xảy ra ở Cộng hòa Séc, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Vào vào năm 2012, theo nhật báo Pravo, các tay trộm đã nẫng cây cầu 10 tấn, xây dựng từ năm 1901, trên một con sông gần thị trấn Slavkov (Cộng hòa Séc).
Bọn trộm đã làm giả giấy tờ “xin phép” chính quyền địa phương tu bổ cây cầu. Sau đó, chúng dùng cần cẩu và xe tải để dỡ toàn bộ cây cầu trước sự chứng kiến của người dân và cảnh sát. Thậm chí, tiện tay chúng còn chất lên xe tải 200m đường ray và bỏ đi.
4. Khủng bố rượu
Vào cuối tuần, nhiều người Pháp thường miệt mài tuần hành trên đường phố để phản đối chính sách của Tổng thống Macron. Đó không phải là điều gì mới, vì người Pháp được biết đến với sự sẵn sàng phản kháng. Mặc dù vậy, có những nhóm biểu tình ít được biết đến ở phía Nam đất nước với những động cơ khá kỳ lạ.
CRAV, một nhóm những người phản kháng đội mũ đen trùm đầu, mặc đồ đen ở vùng Languedoc, đã đưa ra tin tức về một kiểu chống đối hoàn toàn mới, nhằm vào việc nhập khẩu rượu vang.
Với thuật ngữ “khủng bố rượu” trên trang thông tin địa phương, phương pháp của họ gồm phá hoại các văn phòng nhập khẩu rượu để ngăn chặn việc nhập rượu từ nước ngoài, đặc biệt từ Tây Ban Nha. Họ đã gây ra nhiều sự cố xung quanh khu vực cảng mà chính quyền phải dọn dẹp.
Tuy vậy, chưa có trường hợp bạo lực nào đối với bất kỳ người nào được báo cáo, mặc dù nhóm người này có sử dụng Arson và chất nổ để phá hủy các tòa nhà và tài sản. Nhưng trong những năm gần đây, tính chất bạo động của các cuộc diễu hành này đang có nguy cơ ra tăng.
5. Những kẻ trộm lông mèo
Có nhiều câu chuyện tội phạm nghiêm trọng mà nó bắt đầu chỉ từ một con thú như mèo chẳng hạn. Đầu năm 2016, tại một vùng nước Anh, có người nào đó cho mèo ăn rồi sau đó cạo lông một số con mèo.
Không ai có thể giải thích thỏa đáng nguyên nhân vì sao người ta làm vậy. Cư dân địa phương đã tìm thấy hai con mèo bị mất những mảng lông lớn do ai đó đã cắt, họ muốn làm điều gì đó, nhưng rõ ràng hậu quả không hay cho lắm.
Nhiều ý kiến cho rằng, cắt trộm lông mèo là mục đích chính của loại tội phạm kỳ lạ này. Tuy nhiên điều đó chưa thuyết phục lắm, vì thế động cơ của đối tượng vẫn là một câu hỏi để ngỏ. T
rước đó, người địa phương đã phát hiện một con mèo cũng bị cắt trộm lông lạ lùng như vậy. Dù ai là thủ phạm đi nữa thì người ta vẫn mong muốn tìm ra để biết được tại sao họ làm chuyện này.
6. Kết hôn với người chết
Trong chúng ta, bằng cách này hay cách khác, đều có lần trong đời thực hiện nghi lễ cho người thân đã mất của mình. Tục lệ mai táng trên thế giới khác nhau, phụ thuộc vào nơi chúng ta sống và truyền thống của từng vùng. Ở Trung Quốc có dạng nghi lễ rất đặc biệt đã dẫn tới hiện tượng đào trộm thi hài và bán ra chợ đen, nhằm phục vụ cho những cuộc hôn nhân với ma.
Nghi lễ này là gì? Tại Trung Quốc, Đài Loan và một số cộng đồng người Hoa thì cưới một người đã mất được coi là cách để hồn người sống được tĩnh tâm. Thế nên, một số xác người đã bị kẻ trộm đào lên rồi mang bán ra chợ đen với giá khoảng 100.000 Nhân dân tệ (khảng 330 triệu đồng). Điều này phần nào giải thích lý do một số người sẵn sàng phạm tội.
7. Săn trộm rồng Komodo
Nếu những ai chưa bao giờ nhìn thấy rồng Komodo trong video về động vật thì phải nói với họ rằng, rồng Komodo là loài bò sát lớn nhất hành tinh này. Chúng là động vật tự nhiên với số lượng ít ỏi, chỉ có trên các đảo ở Indonesia.
Nhiều người miêu tả loài thằn lằn này trông giống như hiện thân của cái chết, và rõ ràng là chẳng ai mong muốn “chạm trán” với một bầy rồng Komodo.
Nếu được lựa chọn, chắc hẳn bạn cũng chỉ muốn giữ một khoảng cách với chúng để giữ an toàn. Vậy mà có những người không chỉ mạo hiểm đến gần loài thằn lằn này mà còn sẵn sàng ăn trộm chúng.
Việc săn trộm rồng Komodo đã trở thành vấn đề đủ lớn đối với các nhà chức trách, vì vậy tại Indonesia có luật cấm hoàn toàn khách du lịch tới những hòn đảo có loài rồng này từ tháng 1/2020. Thời gian hết hiệu lực hiện vẫn đang để trống. Vậy tại sao người ta lại muốn đánh cắp rồng Komodo?
Chúng rất nguy hiểm và bộ da của loài rồng này không đáng giá để bị đánh cắp, ngoài đôi mắt sáng và lạnh lùng của chúng. Một số người cho rằng trong bài thuốc cổ truyền phương Đông có vị được bào chế từ rồng Komodo nên chúng bị bán để làm thuốc. Giá của mỗi con khoảng hơn 35.000 USD (tương đương hơn 770 triệu đồng).
8. Phô mai chợ đen
Đa số người tiêu dùng thừa nhận rằng phô mai là tốt, nhiều người có thể ăn bao nhiêu cũng không chán. Phô mai được công nhận là thức ăn bổ dưỡng một cách rộng rãi trừ những người kiêng ăn sản phẩm sữa.
Thậm chí, nhiều người ca ngợi món ăn này đến mức cho rằng chỉ riêng việc được tự do đến cửa hàng và mua phô mai bất cứ khi nào muốn đã là một trong những món quà tuyệt vời nhất của xã hội hiện đại.
Thế nhưng thật trớ trêu là ở Nga, khi mà việc cấm vận của Mỹ và phương Tây có hiệu lực xuất phát từ những vấn đề địa chính trị khiến cho quốc gia này lâm vào tình trang khan hiếm phô mai.
Vậy nên, ở nước Nga thực sự tồn tại một thị trường đen buôn bán phô mai. Các nhà chức trách thường xuyên bắt giữ các đường dây buôn bán phô mai địa phương. Điển hình là vụ bắt giữ một kẻ buôn lậu vì vận chuyển hơn 1.000 pound phô mai từ Ba Lan đến Nga.
9. Người đàn ông khỏa thân mắc kẹt ở lỗ thông hơi
Canada được biết đến là một quốc gia bình yên. Tuy nhiên ở đây vẫn có những vụ án kỳ lạ mà động cơ của tội phạm lại khiến người ta phải mất nhiều công để điều tra. Sự việc xảy ra vào tháng 12/2015, một số người dân ở quận British Columbia nghe thấy tiếng ồn từ ngôi nhà kế bên.
Các nhà chức trách đã tìm thấy một người đàn ông mắc kẹt bên trong lỗ thông hơi. Anh ta được bọc trong lớp cách nhiệt, có lẽ để giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, anh ta không mặc bất kỳ thứ quần áo gì.
Khi kiểm tra thêm, các nhà chức trách thấy toàn bộ ngôi nhà ngập trong rác thải. Người đàn ông được cho là đang sống trên trần nhà và đã ngã xuống ống thông hơi qua một lỗ lớn. Như vậy, rõ ràng kẻ xâm nhập này đã không khỏa thân vì “công việc”, mặc dù điều đó thực sự không giải thích được công việc đó là gì và tại sao anh ta lại ở đó.
10. Cát tặc
Đa số chúng ta đều yêu thích bãi biển. Đó là nơi để mọi người thư giãn và tận hưởng quãng thời gian vui vẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tới bãi biển chỉ để thư giãn, nhất là đối với những kẻ lấy cắp cát từ các bãi biển trên khắp thế giới. Đây là một trong các vấn nạn đang gia tăng.
Đối với các nhà chức trách trên toàn thế giới thì nạn cát tặc là câu chuyện rất nghiêm trọng, do nhu cầu xây dựng ngày càng cao. Tại hòn đảo lớn thứ hai ở Địa Trung Hải là Sardinia người ta đã thiết lập nhiều hình phạt nặng với cát tặc, kể cả những người chỉ lấy một chai cát cũng bị phạt.
Ở nhiều quốc gia phát triển, cát đang dần trở thành mặt hàng quý do nhu cầu gia tăng nhanh và cát ngày khan hiếm hơn. Thậm chí, Ấn Độ còn gọi những nhóm cát tặc là “mafia cát”.