Theo ước tính, tổng cộng đã có hơn 5 tỷ con vật hoang dại bị cướp đi sinh mạng, trong đó một phần do con người.
Ngoài khủng long, ma mút… còn rất nhiều loài động vật khác thời tiền sử và thời kỳ sau Công Nguyên bị tuyệt chủng mà chúng ta chưa biết đến.
Sau đây là 10 loài động vật kỳ lạ đã bị tuyệt chủng:
10. Lừa vằn

Lừa vằn là một nhánh thuộc họ ngựa vằn Nam Phi đã bị tuyệt chủng vào những năm cuối thế kỷ 18 do người châu Phi và tổ tiên người Hà Lan săn bắt để lấy thịt và da.
Sở thú London (Anh) từng nuôi một con lừa vằn. Hàng năm, nó thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan cho đến khi nó qua đời vào năm 1872.
Trông lừa vằn rất đáng yêu. Đôi mắt ướt át có thể làm tan chảy hàng ngàn trái tim khách tham quan.
Thật đáng tiếc, dù người ta đã hết sức bảo vệ, song chú lừa vằn cuối cùng trên thế giới đã qua đời vào năm 1883 tại một vườn thú ở Hà Lan.
Năm 1987, các nhà khoa học đã cho ra đời “Dự án Lừa vằn”, nhằm làm tái sinh loài động vật đáng yêu này.
Không còn gen lừa vằn nguyên mẫu, các nhà khoa học phải dùng kỹ thuật nhân bản phức tạp để lựa chọn các đặc tính của ngựa vằn tương ứng với lừa vằn. Hy vọng ngày nào đó chúng ta được thấy lừa vằn chào đời.
9. Voi vòi ngắn

Voi ngắn vòi sống trong thời kỳ tiền sử, có họ hàng với voi ngày nay. Chúng xuất hiện trong kỷ Miocene Trung Cổ và tồn tại đến kỷ Tiền Pleistocene.
Voi ngắn vòi sinh sống ở khắp châu Á, châu Âu và châu Phi, chiếm 1/3 diện tích của động vật có vú. Con đực trưởng thành cao đến 4,5m (tính chiều cao đến vai) và nặng từ 10 đến 14 tấn. Có con cao đến 5m.
Ngà của chúng ngắn và trông kỳ cục nhưng lại được chúng sử dụng rất hữu ích. Voi ngắn vòi dùng ngà đào đất bới lấy rễ và thân cây để ăn. Ngà còn được dùng làm móc vào cành cây và để vặt lá cây.
8. Lạc đà không bướu mũi dài

Lạc đà không bướu mũi dài thuộc loài động vật có vú móng guốc Nam Mỹ. Chúng có cổ dài, chân dài, chân ba ngón.
Trông chúng kỳ lạ với cái mũi như cái vòi ngắn, nhưng chúng lại không có quan hệ họ hàng với cả lạc đà lẫn voi ngày nay.
Trông thân hình chúng giống lạc đà không bướu ngày nay và tên gọi cũng giống nhau nhưng chúng lại không có họ hàng gì với nhau.
Loài lạc đà này đã biến mất khỏi hành tinh vào cuối kỷ Pleistocene, cách đây khoảng 20.000-10.000 năm trước, khi xuất hiện bò và cừu.
7. Tê giác lông đen

Tê giác lông đen đã từng sinh sống phổ biến khắp châu Âu và Bắc Á trong kỷ Pleistocene. Tê giác lông đen là một loài động vật rất lớn, nặng đến 5 tấn.
Chúng có lông xù dài như len nên còn được gọi là tê giác lông len. Chúng dùng sừng để phòng thủ và thu hút bạn tình.
Hình ảnh tê giác lông đen với 1 chiếc sừng lớn ngày nay vẫn còn trên bức bích họa thời kỳ đồ đá cũ trong hang Rouffignac tại Pháp.
Tê giác lông đen đã bị tuyệt chủng 50.000 năm trước Công Nguyên. Một nhóm nhỏ tê giác lông đen tồn tại được lâu hơn, đến sau kỷ Băng Hà cuối cùng.
6. Chồn duyên dáng

Chồn duyên dáng là một chi động vật có vú nhỏ đã bị tuyệt chủng. Chúng có bốn chân nhưng lại là một trong những loài thú có vú đi hoàn toàn bằng hai chân như con người.
Điểm đặc biệt là chúng vẫn mang đặc tính của động vật nên hai chân sau khỏe. Chúng có đuôi dài hàng mét hỗ trợ cho di chuyển và săn bắt con mồi.
Chúng vừa đi vừa nhảy bằng hai chân sau như chuột túi, không dùng đến hai chân trước. Chồn duyên dáng là loài vật ăn tạp, thức ăn chúng ưa thích nhất là chim, tiếp sau là côn trùng, thằn lằn và các loài động vật nhỏ có vú.
Chồn duyên dáng trông khá giống chuột. Chúng từng sống khắp châu Âu và đã tuyệt chủng cách đây khoảng 35 triệu năm và không có hậu duệ..
Có lẽ do chúng thích nghi với cuộc sống trong các hệ sinh thái rừng và không thể thích nghi với vùng đồng bằng thoáng đãng của kỷ Oligocen.
5. Khủng long móng vuốt

Khủng long móng vuốt trông không kỳ dị nhưng có bộ móng vuốt đáng gờm. Trên đầu chúng cũng có vuốt.
Theo các mẫu hóa thạch thu được, móng vuốt chi trước của chúng dài tới 70cm. Bộ móng vuốt của chúng là thứ vũ khí tự nhiên đáng sợ nhất từ xưa đến nay.
Thân hình khổng lồ của chúng cao đến 10m. Riêng chi trước đã dài 3,35m. Chúng có móng vuốt dài dữ tợn vậy mà lại là loài động vật hiền lành, không ăn thịt. Chúng chỉ dùng móng vuốt để vặt lá cây ăn.
4. Giun Hallucigenia

Giun Hallucigenia là sinh vật nhỏ, có chiều dài chưa đến 2cm và chỉ to hơn sợi tóc. Các nhà khoa học từng coi chúng là sinh vật bí ẩn. Thân hình nó nhỏ như vậy mà có từ 14 đến 16 cái chân. Phần đầu nó có vuốt nhọn.
Chúng sống trong kỷ Cambri - giai đoạn hầu hết các nhóm động vật chính lần đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất.
Khi khai quật được mẫu hóa thạch giun Hallucigenia đầu tiên, các nhà khoa học còn không phân biệt được đầu và đuôi của loài này.
Trong cuộc nghiên cứu năm 2015, họ mới phân biệt được đâu là đầu và đuôi giun Hallucigenia.
3. Ngựa móng vuốt

Ngựa móng vuốt cao đến 3m, sống trong kỷ Oligocene. Chúng rất to lớn, cơ bắp săn chắc như cái “cột đình”, nên được mệnh danh là “con quỷ thời tiền sử”.
Chúng được coi là khá giống với loài ngựa nhưng chắc không ai dám cưỡi con thú lớn như vậy. Thân hình vạm vỡ của chúng chắc thồ được cả tấn hàng hóa.
Trông chúng dữ tợn vậy nhưng chúng không có cái răng hàm trên nào nên chúng không ăn thịt. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây. Nhờ đôi chân trước linh hoạt và có thể đứng lên bằng 2 chân sau để với được lá trên cao.
2. Rùa “áo giáp”

Rùa “áo giáp” sống ở kỷ Pleistocen, thường ăn cỏ. Chúng xuất hiện đầu tiên ở Nam Mỹ, cách đây 10.000 năm và thường sống với mèo răng kiếm.
Đây là một loài động vật có vú to lớn trông giống con rùa. Mai lưng của nó xù xì to gồ lên như chiếc áo giáp sắt. Đầu chúng to như con bò.
Rùa “áo giáp” trưởng thành thường có thân dài 4m. Phần lưng nhô cao đến 2,5m, đường kính của “chiếc áo giáp sắt” thường lên đến 2m có chức năng bảo vệ cơ thể chúng.
Loài rùa này nhìn khá giống với rùa biển. Cái mai tròn như quả bóng do rất nhiều mảnh vỏ sừng ghép lại với nhau.
Điều đặc biệt là ở cuối đuôi của nó có một cục tròn. Chiếc đuôi giống như cái ống dài 1m và cứng nên nó không thể vẫy đuôi.
Cấu tạo dạng ống tròn của đuôi giúp bảo vệ cơ thể chúng. Sống ẩn trong chiếc vỏ cứng và cái đuôi sắc nhọn như vậy nên chúng tránh được sự tấn công của kẻ thù.
Thời tiền sử không có cưa để cưa “áo giáp” rùa ra lấy thịt nên không bộ lạc nào dám săn bắt chúng. Không hiểu vì sao loài rùa trông kỳ cục này lại tuyệt chủng.
1. Bọ cạp biển 5 mắt

Bọ cạp biển là một loài động vật kỳ lạ, có quan hệ họ hàng xa với loài tôm và không có điểm tương đồng với bất kỳ loài sinh vật nào đang tồn tại hiện nay.
Trong kỷ Cambri, bọ cạp biển sống dưới đại dương thuộc khu vực Canada ngày nay. Nó dài 1,2m và bơi bằng 14 chiếc mang giống nhau.
Điều kỳ lạ nhất nằm ở phần đầu của loài bọ cạp này có 5 con mắt luôn thò ra trông giống như những chiếc miệng.
Phía trước 5 con mắt có một chiếc miệng dài mềm mại. Trên khoé miệng mọc ra một chiếc càng, như cái vòi hút máu của con muỗi. Càng của nó để cắm xuống đáy biển nhặt thức ăn.
Cơ thể nó là từng đốt sống mềm dẻo không có xương, nên khi chết thân thể tan biến, không thành hóa thạch.