Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách và bản chất của con. Một người cha, mẹ tốt sẽ truyền đạt lẽ phải và đạo đức cho con. Bạn sẽ là người cha, mẹ tốt nếu...
1. Thể hiện tình yêu với con
Điều đầu tiên và quan trọng nhất một đứa trẻ mong đợi từ cha, mẹ là tình yêu. Trẻ nhỏ hiểu ngôn ngữ của tình yêu chỉ qua những cái ôm, những nụ hôn và âu yếm.
Vì vậy, hãy thể hiện tình cảm của bạn thường xuyên hơn, nó sẽ làm con bạn cảm thấy an toàn và đủ tự tin để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
2. Dành nhiều thời gian với con
Món quà tốt nhất mà bạn có thể tặng con là dành thời gian ở bên con. Mặc dù công việc gia đình và văn phòng làm việc đã ngốn mất nhiều thời gian trong ngày, nhưng bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho con.
Điều này càng quan trọng khi con lớn lên và cần sự giúp đỡ của bạn. Đối với con, sự gần gũi, vỗ về của bạn là giải pháp cho mọi vấn đề.
3. Tập cho con cách chịu trách nhiệm
Khi mới biết đi, con bắt đầu cuộc hành trình mới. Cha mẹ chính là người tập cho con cách chịu trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi, ví dụ giữ gìn và xếp gọn đồ chơi. Biết tự chịu trách nhiệm sẽ giúp con hoàn thành những trách nhiệm lớn hơn đang chờ đợi trong tương lai.
4. Thưởng cho con vì những việc làm tốt
Bất cứ khi nào con ngoan, làm được việc tốt, hãy thưởng để khích lệ con. Khen thưởng sẽ giúp củng cố hành vi đúng đắn của con trẻ. Ví dụ, bất cứ khi nào con dọn nhà, hãy dành cho con nhiều thời gian chơi trong vườn, đừng cho con chơi trò chơi điện tử vì sẽ ảnh hưởng đến mắt.
5. Không chỉ trích con
Nếu trẻ làm điều gì đó sai, bạn không nên đổ lỗi hoặc tỏ ra khó chịu. Thay vào đó, bạn làm cho con nhận ra sai lầm của mình. Bạn nên dạy con cách làm đúng, ví dụ nếu con đánh một đứa trẻ khác trong một cơn giận dữ, thay vì nói rằng con thật hư, hãy làm cho con hiểu việc làm của con là sai.
6. Không đánh con
Dù con có cư xử thế nào, bạn đừng để mất bình tĩnh và đánh con. Ngay cả khi tâm trạng không tốt, bạn đừng bao giờ trừng phạt con những hình phạt thể chất.
Nếu bạn làm như vậy, trẻ có thể lắng nghe bạn ngay, vì sợ hãi. Tuy nhiên, nó sẽ dẫn đến hậu quả xấu khi trẻ đạt đến tuổi vị thành niên.
7. Tha thứ cho sai lầm của con
Là người cha, mẹ tốt, bạn sẽ tha thứ cho sai lầm của con. Là con người, ai cũng từng mắc một sai lầm nào đó, và con bạn cũng vậy. Tốt nhất là tha thứ cho những điều trẻ đã làm và dạy cho con những điều đúng đắn.
8. Giữ kỷ luật với con
Giữ kỷ luật với con ngay từ đầu rất quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ ý thức được những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống sau này. Ví dụ, bạn phải dạy cho trẻ sử dụng tiền chỉ khi cần thiết. Bằng cách này, trẻ có thể xử lý tài chính tốt hơn khi chúng bắt đầu sống độc lập.
9. Giải thích quy tắc cho con
Gia đình bạn là tập hợp của các quy tắc, bạn nên dạy cho con biết. Nhưng, hãy chắc chắn rằng bạn cũng giải thích cho trẻ về mục đích của những quy tắc. Bạn phải giải thích cho trẻ rằng có bữa ăn tối lúc 6h và ngủ lúc 9h giúp trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, ăn cơm cùng nhau là một nguyên tắc của gia đình, vì đó là thời điểm cả gia đình có thể ngồi xuống và cùng trò chuyện, chia sẻ và dùng bữa với nhau.
10. Hành động trung thực
Bạn nên hành động trung thực trước con. Đừng nuôi hy vọng cho trẻ rằng bé sẽ là họa sĩ xuất sắc nhất.
Mặt khác, đánh giá cao nỗ lực và nói về những thiếu sót của con, hướng dẫn con vượt qua. Ví dụ, nói với trẻ rằng “Con chịu khó vẽ như vậy là rất ngoan, nhưng mẹ sẽ thích hơn nếu con vẽ màu xanh lá cho cây. Có lẽ lần sau con sẽ có bức vẽ đẹp hơn và mẹ sẽ dán nó lên tường”.