1. Cầu cạn Millau. |
Cây cầu bắc qua thung lũng sông Tarn, gần Millau, phía nam nước Pháp này cao tới 341m từ đáy thung lũng cho tới đỉnh cầu. Người ta đã chế tạo bệ cầu trong xưởng đã làm ra tháp Eiffel. Đây là một thiết kế táo bạo và đòi hỏi một sự dũng cảm và một lòng tin vững chắc vào chính mình.
2. Vòm Brunelleschi. |
Được xây dựng giữa năm 1429 và 1436, vòm của nhà thờ ở Italia này trải rộng 42,6 mét nhưng lại được xây dựng mà không hề có một khung hỗ trợ. Kiến trúc sư, kỹ sư Filippo Brunelleschi đã có được quyền hoàn thành mái vòm này sau khi nói rằng ông không cần bất kỳ giàn giáo nào bên trong – điều không thể tin được vào thời bấy giờ. Tuy nhiên, ông đã phát minh ra một cách hoàn toàn mới để gánh bớt trọng lực của mái vòm nên nó không bị nứt. Ông cũng tạo một chuỗi liên kết đá và sắt để tạo nên một vành đai giữ cho vòm được an toàn.
3. Công trình Hagia Sophia. |
Công trình nằm ở Istanbul, Turkey đã thay đổi lịch sử ngành kiến trúc, nó còn thay đổi cách mọi người nhìn ngắm không gian. Đây là nơi lớn nhất để mọi người tập trung cầu nguyện trong hơn 1.000 năm cho đến khi nhà thờ Seville được xây dựng năm 1520.
4. Các công trình châu thổ Hà Lan |
Năm 1853, một trận lụt lớn đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.800 người ở Hà Lan và các nhà chức trách đã nhận ra rằng một hàng rào phòng vệ biển phải được xây dựng. Câu trả lời cho vấn đề này là phải chặn cửa sông chảy vào Antwerp và Rotterdam. Tuy nguyên lý rất đơn giản là giảm thiểu sự tiếp xúc của các đập đối với biển nhưng việc thực hiện lại rất công phu và hoành tráng khiến toàn bộ đường bờ biển phải thay đổi. Tại khu vực Oddense, công trình phòng vệ biển được coi là để đối phó với sự dâng trào 10.000 năm mới có một đã mọc lên. Với nước mực nước biển tiếp tục dâng lên, công việc mở rộng các đụn cát, tăng cường cho các đập ước tính sẽ tiếp tục trong 100 năm nữa.
5. Kim tự tháp Pyramid Khufu. |
Là kim tự tháp lớn nhất trong số 3 kim thự tháp ở Ai cập, Khufu là kim tự tháp được xây từ khoảng 4.000 năm trước cũng là tòa kiến trúc cao nhất thế giới. Điểm ấn tượng của nó là độ chính xác cao với những tỷ lệ vàng của những khối đá khổng lồ.
6. Hệ thống cống rãnh London |
Công trình cống rãnh này là câu trả lời cho các vấn đề thoát nước có thể gây ra các căn bệnh như dịch tả. 133,5 km cống cơ sở, 1,7 km cống dưới đường phố và 21 km cống nhỏ hơn… tất cả đều nằm dưới lòng đất. Đặc biệt, ông đã quyết định rất sáng suốt rằng: bất kỳ tính toán nào cho dòng chảy của cống, ông đều gấp đôi lên để phục vụ nhu cầu trong tương lai.
7 Đại hý trường La Mã |
Đại hý trường La Mã được xây từ năm 70 đến 82 sau CN có một kiểu kiến trúc mái vòm nguy nga, một phát minh về kiến trúc thoáng đãng, vững chắc. Đại hý trường có 4 tầng trên mặt đất và 3 tầng dưới lòng đất, nó có sức chứa khoảng 50.000 nười nhưng có thể được sơ tán trong vòng 8 phút. Hiếm có một khán đài hiện đại nào có thể sơ tán người nhanh đến vậy.
8. Đường hầm kênh |
Ý tưởng nối liên hai quốc gia rất ấn tượng và đã trở thành hiện thực, trong đó có đường liên kết giữa Đan Mạch với Thụy Điển. Tuy nhiên, đứng đầu liên kết này là đường ray cao tốc dài 124 km giữa London và Kent mang tên Garden of England.
9. Kênh đào Panama |
Kênh đào dài 89 km xây năm 1094 – 1914 nối Đại Tây dương và Thái Bình dương là một công trình ấn tượng khi mà mực nước biển 2 ở bờ biển khác nhau. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo nên những cửa khóa cho phép một lượng hàng 80 triệu tấn đi qua mỗi năm và ngày nay, lượng hàng đã lên tới 230 triệu tấn.
10. Tháp Burj Khalifa |
Cho đến gần đây, các tòa nhà chọc trời chỉ có độ cao khoảng 457 mét. Tuy nhiên, khi tháp Burj cao 822 mét xuất hiện ở Dubai, Các tiểu vương quốc A rập thì con số này bỗng trở nên bé nhỏ. Để làm nên tòa tháp này, người ta phải có những kỹ thuật đặc biệt chống chọi với những tác động của lực hấp dẫn, gió, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm vì ở độ cao này, mọi thứ có thể trở thành một vấn đề lớn.
Hà Châu (Theo Mail Online)