Cây húng quế: Ngoài việc được dùng như một gia vị trong các món ăn, làm tinh dầu hay chất thơm, húng quế còn được biết đến với công dụng chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, sâu răng...
Cây nguyệt quế: Lá nguyệt quế là một gia vị trong ẩm thực. Nó còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm nhiễm. Do là cây thân gỗ nên nó cần được tỉa cành thường xuyên để tránh phát triển quá cao.
Hành: Hành thích hợp trồng trên bệ cửa sổ và ưa ẩm ướt. Ngoài là một gia vị thưc ăn quen thuộc với người Việt thì hành còn là một vị thuốc trong Đông y.
Rau mùi: Cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị. Ở nhiều nước, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất lấy tinh dầu trong công nghiệp làm nước hoa. Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc.
Cây sả: Sả thích hợp trồng vào mùa hè và ưa nước. Nó là gia vị trong ẩm thực, còn là thảo dược cho sức khỏe. Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đặc biệt, cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn.
Cây bạc hà: Lá bạc hà có mùi thơm mát dễ chịu, dùng làm gia vị trong ẩm thực. Nó còn có khả năng giảm stress, xua đuổi muỗi và một số côn trùng khác, nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Cây mùi tây: Dùng làm gia vị ẩm thực. Mùi tây còn có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cây hương thảo: Cây thích hợp với khí hậu nhiều nắng, khô ráo nhưng không quá nóng.Hương thảo dùng để trang trí, cải thiện sức khỏe, nấu ăn, ngăn muỗi, đặc biệt hương thảo còn giúp loại bỏ căng thẳng, tăng cường trí nhớ, giúp tinh thần sảng khoái.
Cây xô thơm: Cây xô thơm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, và các đặc tính kháng virus.
Cỏ xạ hương: Thường được dùng như một gia vị ẩm thực. Xạ hương có hoạt tính kháng virus, vi khuẩn và hoạt tính kháng viêm mạnh./.