Yếu tố quyết định đến cuộc xung đột Ukraine?

GD&TĐ -Tình trạng viện trợ quân sự cho Ukraine và bất kỳ triển vọng đàm phán có lợi cho Kiev đều sẽ chịu tác động từ chủ nhân Nhà Trắng mới.

Cuộc xung đột Ukraine sẽ được quyết định bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?
Cuộc xung đột Ukraine sẽ được quyết định bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ mang yếu tố quyết định đến cuộc xung đột Ukraine, AP nhận định. Đây cũng là quan điểm của nhiều người Ukraine, bao gồm các quan chức trong chính quyền Tổng thống Volodymir Zelensky.

Mỹ là quốc gia hậu thuẫn quốc tế chính cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Người làm chủ Nhà Trắng trong 4 năm tới sẽ là người mang đến bất cứ triển vọng nào về lệnh ngừng bắn có thể có lợi cho Ukraine.

Cuộc chiến ở Ukraine là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất của cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11: Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris có quan điểm rất khác nhau về mức độ hỗ trợ mà Mỹ nên tiếp tục dành cho Ukraine.

Sau chuyến công du chớp nhoáng ở phương Tây, các nhà lãnh đạo Kiev đã cố gắng quảng bá "kế hoạch chiến thắng" của ông Zelensky. Họ hy vọng các quyết định quan trọng sẽ được đưa ra — bao gồm cả nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine — bởi chính quyền mới.

Tình trạng hiện nay có thể mô tả rằng, những người lính Ukraine kiệt sức và ít quân đang giữ vững phòng tuyến dưới hỏa lực liên tục của Nga, đều biết rằng kết quả cuộc xung đột đều nằm trong tay các cử tri Mỹ, AP nhận định.

Mykhailo Podolyak, Cố vấn của Tổng thống Ukraine Zelensky đã tuyên bố: "Chúng tôi tin rằng bất kể Tổng thống tương lai của Mỹ là ai, đất nước Mỹ sẽ không từ bỏ sự thống trị toàn cầu, sự lãnh đạo toàn cầu như vậy. Và điều này chỉ có thể thông qua sự hỗ trợ của Ukraine và thông qua việc đánh bại Nga."

Nếu bà Kamala Harris chiến thắng?

Malcom Chalmers, Phó Tổng Giám đốc Viện Royal United Services (Anh) nhận định, bà Harris có thể sẽ lựa chọn việc duy trì quan điểm ủng hộ Ukraine của Tổng thống Joe Biden. Trong số đó vẫn phải tuân thủ giới hạn nghiêm ngặt về khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga của Ukraine. Điều này sẽ khiến các nhà lãnh đạo Kiev thất vọng.

Ukraine mất lãnh thổ và nhân lực khi kho vũ khí cạn kiệt trong sáu tháng Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ. Ngay cả viện trợ quân sự đã hứa cũng không đến đúng hạn hoặc không đủ số lượng.

“Tổng thống Biden đã nói rõ ngay từ đầu cuộc xung đột này rằng ưu tiên hàng đầu của ông là tránh một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga. Tôi nghĩ rằng đó vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ" - ông Chalmers nhận định.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 59,5 tỷ USD vũ khí quân sự và viện trợ kể từ khi Nga phát động vào tháng 2/2022. Nhưng trong suốt thời gian đó, Kiev luôn bị ràng buộc bởi nền chính trị căng thẳng của Mỹ, ảnh hưởng đến tiềm năng trên chiến trường.

Ukraine mất lãnh thổ và nhân lực khi kho vũ khí cạn kiệt trong 6 tháng Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ. Ngay cả viện trợ quân sự đã hứa cũng không đến đúng hạn hoặc không đủ số lượng.

Ukraine vẫn hy vọng phương Tây chấp thuận các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do các đồng minh cung cấp.

Nhưng cam kết hỗ trợ Ukraine của Tổng thống Biden chưa bao giờ dao động. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã công bố một gói 400 triệu USD trong chuyến thăm gần đây của ông tới Kiev. Khi đó, Tổng thống Zelensky cho biết ông mong đợi một gói khác trị giá 800 triệu USD, đợt đầu tiên cho việc sản xuất năng lực tầm xa của Ukraine.

Nhưng theo một số chuyên gia, điều này là đã muộn.

Tướng Ihor Romanenko, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ cho biết: “Nếu số lượng viện trợ được thực hiện đúng tiến độ, chúng ta có thể đã tham gia đàm phán ở vị thế mạnh hơn với Nga.”

Ông Donald Trump với lời hứa chấm dứt xung đột trong mơ hồ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần phản đối viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Nhưng ông đưa ra lời cam kết mơ hồ về khả năng chấm dứt cuộc xung đột bằng cách đàm phán với cả 2 phía. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về những quyết định mà ông Trump sẽ đưa ra.

tr.jpg
Ông Trump có thể cắt hoàn toàn viện trợ Ukraine để kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột?

Chuyên gia Chalmers nói: "Ông ấy đã nhấn mạnh rằng ông ấy có cách tiếp cận rất khác về Ukraine so với Kamala Harris. Và nếu những gì ông ấy nói bây giờ được chuyển thành hành động, thì đó sẽ là một giai đoạn rất khó khăn đối với Ukraine."

Ông nói thêm: "Donald Trump đang nêu ra khả năng rất rõ ràng rằng Mỹ sẽ cắt hầu hết, nếu không muốn nói là toàn bộ viện trợ quân sự cho Ukraine. Điều này có thể làm thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho Nga, xét đến tình hình thực tế hiện nay, mặc dù đang bế tắc".

Hầu hết người Ukraine lo ngại ông Trump sẽ dừng mọi viện trợ quân sự cho Kiev, và không quốc gia nào có thể sánh bằng sự ủng hộ của Mỹ. Dẫu vậy, những binh lính Ukraine trên chiến trường thì vẫn giữ vững lập trường rằng người Mỹ sẽ luôn đứng về phía Ukraine và cuộc xung đột này sẽ gây thiệt hại mạnh mẽ cho phía Nga, bất kể ai làm Tổng thống sau cuộc bầu cử.

Nhưng hậu quả thực tế sẽ rất thảm khốc, và Kiev có thể buộc phải chấp nhận các điều khoản ngừng bắn tàn khốc, khi 1/5 lãnh thổ của nước này nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Tướng Ihor Romanenko nhận định: “Nếu viện trợ bị dừng lại, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp này, việc Nga giành được lãnh thổ của Ukraine sẽ tiếp tục, nhưng chúng tôi không biết nhanh đến mức nào. Vì tiềm năng tấn công của họ không phải là vô hạn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.