Yêu cầu với người thầy trong nâng cao chất lượng dạy học Văn

GD&TĐ - Để học sinh yêu thích và học tốt môn Văn, vai trò người thầy vô cùng quan trọng. Từ thực tế giảng dạy, cô Lê Thị Biên - Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) - chia sẻ giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn từ cái nhìn của người trong cuộc.

Yêu cầu với người thầy trong nâng cao chất lượng dạy học Văn

Giáo viên không thể thiếu tình yêu với môn học

Chia sẻ quan điểm trong công tác giáo dục, mọi công việc đều phải bắt đầu từ bản thân người thầy, cô Lê Thị Biên cho rằng: Người giáo viên dạy Văn cần có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và đặc biệt cần có tấm lòng yêu trẻ tha thiết. Công thức chung là đi từ “cảm hóa”, chiêu mộ người học đến nâng cao chất lượng.

“Một khi người thầy có được tình yêu chân thành với việc dạy Văn, có được những tình cảm đặc biệt dành cho học trò của mình, tận tình hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức và cảm thụ văn chương thì câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục chắc chắn khả quan. Việc ngợi khen, nhắc nhở kịp thời là “phương kế” kích thích tinh thần học Văn của học sinh” - Cô Biên chia sẻ

Việc thay đổi quan điểm của học sinh về bộ môn cũng vô cùng quan trọng. Nhấn mạnh việc này, theo cô Biên, giáo viên cần cho học sinh thấy văn học cần thiết và tiện ích như thế nào cho các em khi chuẩn bị hành trang vào đời.

Đồng thời, định hướng nghề nghiệp cho học sinh các ngành xã hội đang cần, tránh đặt nặng vào các môn tự nhiên mà bỏ rơi những môn xã hội, đặc biệt là Ngữ văn.

“Việc học tập của học sinh phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc của cá nhân nhà sư phạm, giáo viên cần tránh vì tâm trạng cá nhân mà ảnh hưởng đến giờ lên lớp. Học sinh sẽ yêu thích bộ môn khi các em thật sự yêu quý người thầy của mình” - Cô Lê Thị Biên chia sẻ thêm.

Kỹ năng giảng dạy vô cùng quan trọng

Lưu ý tầm quan trọng của kỹ năng giảng dạy, cô Lê Thị Biên nhấn mạnh giáo viên cần vận dụng các hình thức dạy và học đa dạng, phong phú, có tính hấp dẫn.

Thầy cô khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin, tăng cường tính hợp tác, chia sẻ. Đa dạng hóa các hình thức và kỹ thuật dạy học như: Sàng lọc đối tượng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thu thập ý kiến,phỏng vấn nhanh, dạy học theo tình huống, dạy học nêu vấn đề,…

Ngoài ra, cần hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, tìm tòi, ở nhiều cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, rèn học sinh khả năng phân tích, tính toán, suy luận ... phù hợp với xu thế đổi mới.

Dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh.

Cũng theo cô Biên, mặc dù, Văn là một trong ba môn bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia, song sự hợp tác của học sinh và phụ huynh với môn học vẫn chưa cao; học sinh thiếu tâm huyết với môn học.

Lúc này, giáo viên phải bằng tấm lòng và sự hiểu biết của mình để thuyết phục, khơi gợi cho học sinh và phụ huynh niềm tin, định hướng tương lai.

Việc làm này sẽ tạo lập được mối quan hệ thầy trò gắn bó, thầy cô đã trở thành chỗ dựa tinh thần tin cậy cho học sinh. Cũng có nghĩa, giáo viên dạy Văn hôm nay còn phải là những nhà “hướng đạo sinh” có kinh nghiệm.

Tận dụng vai trò của CNTT

Với cách thức ra đề thi THPT quốc gia như hiện nay, cô Lê Thị Biên cho rằng, không chỉ riêng môn Văn mà các môn học khác đều đòi hỏi học sinh phải phủ rộng kiến thức.

Do đó, sử dụng các phương tiện trực quan là cần thiết, hướng đến hoạt động dạy học tích cực, chủ động và sáng tạo hơn như vẽ sơ đồ tư duy về bài học…

Hoạt động này không chỉ minh họa mà còn là nguồn tri thức, là cách chứng minh bằng quy nạp, phát huy khả năng tái hiện kiến thức văn học thông qua năng khiếu vẽ của học sinh…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.