Yêu cầu hoàn thành nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất trước 30/4

GD&TĐ - Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, nâng cao năng lực khai thác cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào khai thác trước 30/4/2022.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, hạng mục xây dựng, lắp đặt thiết bị, đèn hiệu biển báo đối với đoạn đường lăn từ S8-S10 xong trước 15/3, nghiệm thu đưa vào khai thác trước 30/3/2022. Khu vực hạn chế đoạn đường lăn W4A xong trước 15/3; các khu vực còn lại xong trước 30/4/2022.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận yêu cầu các nhà thầu khẩn trương bố trí đủ nhân lực, máy móc, thiết bị, đặc biệt là vật tư, vật liệu phục vụ dự án để đảm bảo hoàn thành tiến độ theo cam kết và chịu trách nhiệm nếu để chậm tiến độ. Đối với phần thiết bị phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ, đảm bảo công tác sản xuất phần cứng, kết nối thiết bị xong trước 30/4/2022.

Trước đó, theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, từ 14 giờ ngày 21/2 đến 14 giờ ngày 15/3/2022, đường băng đường 25R/07L Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.

Để phục vụ thi công dự án, giai đoạn từ 21/2 đến 30/4/2022, Cục Hàng không đã điều chỉnh tham số điều phối đường hạ cất cánh tại Tân Sơn Nhất xuống còn 30 chuyến/giờ; tham số điều phối nhà ga nội địa đi là 24 chuyến/giờ; tham số điều phối nhà ga nội địa đến 20 chuyến/giờ.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được khởi công xây dựng vào ngày 1/7/2020 bao gồm 2 phần là nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L và xây dựng mới các đường lăn song song, đường lăn thoát nhanh.

Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Đầu năm 2021, đường cất hạ cánh 25R/07L đã đưa vào khai thác với mặt đường băng mới nhưng vẫn với hệ thống đèn halogen cũ được lắp đặt từ những năm 2000.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Câu trả lời bằng làn sóng Oreshnik mới?

Câu trả lời bằng làn sóng Oreshnik mới?

GD&TĐ - Theo giới phân tích, ông Putin sẽ đáp trả những lời đe dọa của Donald Trump bằng một làn sóng tấn công mới của tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik.

Một mẫu kết quả phân tích từ hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển.

Ứng dụng AI quản lý bệnh hại dưa lưới

GD&TĐ - Hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận diện chính xác trên 90% các loại bệnh hại trên cây dưa lưới, đồng thời giúp cảnh báo sớm và đề ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Minh họa/INT.

Nước mắt… 'chệch ray'

GD&TĐ - Việc rơi nước mắt trước công chúng, nhất là trên sóng truyền hình không phải lúc nào cũng đem lại hiệu ứng tích cực nếu bị 'chệch ray'...