Yêu cầu báo cáo về trường học bỏ hoang

Yêu cầu báo cáo về trường học bỏ hoang

(GD&TĐ) - Một số trường học ở Hà Nội sau hơn 2 năm thi công vẫn chưa được đưa vào sử dụng để hoang cho … mối xông giữa Thủ đô.

12.jpg
Trường tiểu học thôn Hoàng Xá, Lại Thượng (Thạch Thất, Hà Nội) khánh thành từ năm 2010 đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng.

Trước thực trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã giao trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND các quận - huyện - thị xã, kiểm tra, rà soát thực trạng trường học các cấp đang xây dựng dở dang, chưa bàn giao theo đúng tiến độ; yêu cầu sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo trước ngày 25/9/2013.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã nghiên cứu báo cáo, thống kê của UBND các quận, huyện, thị xã về công tác đầu tư xây dựng, chuẩn bị cơ sở vật chất cho đầu năm học mới 2013 - 2014; đồng thời kiểm tra, làm việc tại một số quận, huyện về vấn đề này.

Từ những nghiên cứu, kiểm tra trên, Sở đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục, kiểm tra, rà soát, báo cáo tổng số dự án các cấp học trên địa bàn theo phân cấp quản lý, đang xây dựng dở dang, chưa bàn giao đúng tiến độ được duyệt, tính tới thời điểm báo cáo. Đối với việc giải quyết các dự án đang xây dựng dở dang, chậm bàn giao trên địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý, đề nghị làm rõ nguyên nhân, lý do chậm, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thi công và quản lý dự án theo đúng các quy định pháp luật...

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng kiến nghị: UBND các quận, huyện, thị xã tập trung, quyết liệt hoàn thành kế hoạch các dự án đầu tư xây dựng cơ bản về giáo dục được thành phố giao năm 2013; các dự án bàn giao theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật và an toàn lao động, đáp ứng điều lệ trường học. Ưu tiên tập trung kinh phí xây dựng trường học. Đồng thời, xây dựng tiêu chí, nguyên tắc xác định các dự án trong đề án Quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn quản lý, năm 2014. Nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án, đặc biệt xác định việc tham gia của phòng giáo dục và nhà trường có dự án, để việc đầu tư đạt chất lượng và hiệu quả.

Lập Phương

TIN LIÊN QUAN
TIÊU ĐIỂM | Tâm lý học sinh hậu Covid-19

TIÊU ĐIỂM | Tâm lý học sinh hậu Covid-19

GD&TĐ - Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội và ngành giáo dục không phải ngoại lệ, Những em học sinh chịu nhiều thiệt thòi nhất khi không thể đến trường, điều đó kéo theo nhiều hệ lụy đến cảm xúc và thể trạng...
Thay đổi tư duy khởi nghiệp cho sinh viên sau dịch bệnh. Ảnh: T.G

Tìm đường vượt khó: Thay đổi để thích ứng

GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
Ảnh minh họa

Nguyên hiệu trưởng 3 trường THCS chia sẻ về Ban phụ huynh

GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
Học viên ngành chăn nuôi thực hành trên gia súc

Ngành chăn nuôi - Nhiều cơ hội việc làm

GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế.