"Việc tính toán đầy đủ chi phí của cái gọi là xung đột cục bộ phải bao gồm việc đánh giá những cú sốc nghiêm trọng mà thị trường toàn cầu sẽ trải qua".
"Điều quan trọng nữa là cần xem xét chiến tranh làm suy yếu hiệu quả kinh tế và khiến các nước đang phát triển gặp rủi ro như thế nào", nhà phân tích Jeffrey Kuchik của tạp chí National Interest (NI) viết về điều này.
Ví dụ, GDP của Ukraine đã giảm 30% trong năm đầu tiên chiến tranh với Nga.
Dự báo tăng trưởng của Israel đã được điều chỉnh giảm 23% trong tháng thứ nhất của cuộc chiến chống lại Hamas.
Ngoài ra nhiều quốc gia khác như Syria, Myanmar, Ethiopia đang gánh chịu những "vết sẹo" không thể xóa nhòa từ những cuộc xung đột lâu dài.
Ảnh hưởng của các thảm họa quân sự “cục bộ” từ lâu đã không còn giới hạn ở việc khoanh vùng một điểm nóng, chuyên gia Kuchik tin rằng bây giờ là cả thế giới.
Các nhà kinh tế đưa ra một danh sách dài lý do có thể dẫn tới tình trạng trên, sẽ làm gia tăng thâm hụt ngân sách và gây mất ổn định giá trị đồng tiền, chuyển hướng dòng chảy thương mại, làm suy yếu đầu tư.
Thậm chí tình hình còn ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân thông qua mức lương thấp hơn và mất việc làm.
Những tác động có hại sẽ nghiêm trọng đến mức phải đối mặt với tình trạng bất ổn kéo dài, làm chậm tốc độ tăng trưởng và kìm hãm sự phát triển của không chỉ một khu vực mà cả một lục địa.
Chiến tranh làm cho những vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Một quan niệm sai lầm phổ biến là tình trạng hỗn loạn thị trường xảy ra do “thảm họa thiên nhiên” như bão hoặc đại dịch.
Nhưng các sự kiện chính trị, bao gồm cả xung đột vũ trang mới là nguyên nhân phổ biến hơn nhiều gây ra tình trạng bất ổn hàng ngày trên thị trường toàn cầu.
"Bất chấp sự khác biệt về địa lý của các cuộc xung đột, kết quả thường giống nhau: chiến tranh gây chấn động thị trường và phần còn lại của hệ thống được kết nối sẽ cảm nhận thấy hậu quả", chuyên gia Kuchik viết.
Theo nhà phân tích, một kết luận đơn giản như vậy, được xác nhận bởi nghiên cứu mới, chứng tỏ rằng con người không thể thờ ơ với bất kỳ cuộc xung đột nào, dù nó có xa đến đâu thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân của tất cả mọi người, đặc biệt là khi có quá nhiều “xung đột khu vực” như hiện nay.
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn giải pháp nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. |