Xung đột cũ, khủng hoảng mới quyết định tương lai ông Netanyahu

GD&TĐ - Năm 2024 chứng kiến ​​một năm khó khăn với Israel, khi bị sa lầy ở Gaza, Lebanon và bị khuất phục trước các cuộc tấn công của Houthi và Iran.

Thủ tướng Netanyahu bị chất vấn tại một cuộc họp của Quốc hội Israel.
Thủ tướng Netanyahu bị chất vấn tại một cuộc họp của Quốc hội Israel.

Cùng với đó Israel đã thành công trong việc bổ sung thêm hàng trăm km vuông đất Syria vào sổ sách các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của mình.

Hãng thông tấn Novosti đã hỏi các chuyên gia Lebanon và Israel về tương lai gần của Nhà nước Do Thái.

Hòa bình?

Tiến sĩ Imad Salamey, nhà quan sát tại Beirut, cho biết: "Việc mở ra các mặt trận xung đột mới là điều không thể xảy ra vào năm 2025".

Chuyên gia đồng thời chỉ ra rằng lệnh ngừng bắn với Hezbollah ở Lebanon nhìn chung vẫn được duy trì, trong khi lệnh ngừng bắn ở Gaza đang đến gần và "cuộc xung đột Syria-Israel đang giảm leo thang dưới chế độ Syria mới đang tìm kiếm tính hợp pháp quốc tế".

Nhà quan sát Salamey tin rằng: "Hầu hết các căng thẳng trong khu vực đang tiến tới giải quyết khi cán cân quyền lực thay đổi rõ rệt theo hướng có lợi cho liên minh Mỹ-Israel-Thổ Nhĩ Kỳ".

Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump "có thể sẽ củng cố vị thế khu vực của Israel thông qua việc tăng cường hợp tác giữa Mỹ và Israel.

Tổng thống mới cũng sẽ ủng hộ các thỏa thuận ngừng bắn đang diễn ra, tạo điều kiện cho việc hạ nhiệt căng thẳng với Syria và thúc đẩy một thỏa thuận hạt nhân với Iran được châu Âu hậu thuẫn", nhà phân tích nói thêm.

Hay là chiến tranh nữa?

Giáo sư Kobi Michael, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia có trụ sở tại Tel Aviv, cho biết: "Để thay đổi hệ thống khu vực hiện tại, Israel phải làm suy yếu Iran theo cách rất nghiêm túc".

Michael tin rằng năm 2025 sẽ chứng kiến ​​sự bình thường hóa tiềm tàng giữa Saudi Arabia và Israel theo Hiệp định Abraham mở rộng nhằm xây dựng một trục chống Iran.

"Trên hết, các chiến dịch quân sự của Israel và sự trở lại của ông Trump sẽ khiến Iran dễ bị tổn thương hơn nhiều so với trước đây", nhà phân tích này tin như vậy.

'Thỏa thuận thế kỷ II'?

Mặt khác, Michael cho biết, ông Trump sẽ không ngần ngại... thực hiện một số bước đi mà Israel không thích... liên quan đến người Palestine, và không nghi ngờ gì rằng ông sẽ không thương xót trong vấn đề này và đẩy Israel vào thế bí khi tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình giữa Palestine và Israel.

"Tổng thống đắc cử Trump là một người bạn của Israel và là người ủng hộ thực sự Israel. Nhưng ông ấy cũng có tầm nhìn chiến lược của riêng mình, và có một ý tưởng rất rõ ràng về Trung Đông, đó là ưu tiên bình thường hóa quan hệ Saudi-Israel, người quan sát nhấn mạnh.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã bổ nhiệm con rể Jared Kushner vào vị trí xây dựng kế hoạch hòa bình "thỏa thuận thế kỷ" mà Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas cho rằng thuộc về "thùng rác lịch sử" vì thiên về phía Israel.

Lần này, ông Trump đã thuê Massad Boulos, một doanh nhân người Mỹ gốc Lebanon, người đóng vai trò trung gian trong quá trình liên lạc giữa ông Trump với ông Abbas, và đã nói rằng bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia sẽ không thể thực hiện được nếu không có thỏa thuận về một nhà nước Palestine.

Netanyahu trên ghế nóng

Đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông phải đối mặt với "hai thách thức lớn" trong nước (ngoài các vụ án tham nhũng của ông), theo Giáo sư Michael: căng thẳng với quân đội và vấn đề liên minh đối tác siêu chính thống của ông, những người đã được miễn trừ một cách bất công khỏi gánh nặng của cuộc xung đột trong mắt xã hội Israel.

Michael nhấn mạnh rằng căng thẳng với quân đội phải được giải quyết "ngay lập tức, vì chúng gây tổn hại đến khả năng thực hiện chiến lược và mục tiêu chính trị của chính phủ Israel".

Đối với những người Do Thái cực đoan, "dân chúng sẽ không còn chịu đựng được sự bất cân xứng của gánh nặng được áp đặt lên toàn bộ đất nước nữa", khi hàng nghìn người trong cộng đồng này "được giải thoát khỏi gánh nặng sau 16 tháng chiến tranh rất khốc liệt và tôi có thể nói là đẫm máu gây ra nhiều thương vong và thiệt hại cho xã hội Israel cũng như nền kinh tế Israel", nhà quan sát lưu ý.

"Đây là một dạng thách thức chính trị mang tính hiện sinh mà ông Netanyahu phải đối mặt và tôi không chắc ông ấy có thể giải quyết thành công hay không", Michael tin tưởng.

Mối đe dọa nổi bật

Trong khi Israel có thể chiếm ưu thế về mặt ngoại giao với sự trở lại của ông Trump và sự sụp đổ bất ngờ của đồng minh quan trọng của phe Trục kháng chiến Syria, cuộc khủng hoảng khu vực do cuộc chiến ở Gaza gây ra vẫn khiến Tel Aviv rơi vào thế khó - khi đất nước này được cho là dễ bị tổn thương nhất kể từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và cần nhiều năm để phục hồi.

Vào năm 2024, Iran lần đầu tiên chứng minh rằng họ có khả năng và ý chí tấn công Israel khi nước này vượt qua ranh giới đỏ của Tehran, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào tháng 4 và tháng 10 cho thấy Cộng hòa Hồi giáo có thể đáp trả các cơ sở quân sự và tình báo mà họ cho là chịu trách nhiệm về hành vi xâm lược chống lại Iran và các lợi ích của nước này.

Vào năm 2025, năng lực tên lửa và máy bay không người lái của Iran sẽ chỉ tăng lên. Trong khi đó, hình ảnh về hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hùng mạnh, bất khả xâm phạm của Israel đã bị phá vỡ, có lẽ là mãi mãi.

Mối đe dọa từ Houthi

Ở mặt trận phía Nam, lực lượng Houthi không biết mệt mỏi của Yemen, những người đã phát động chiến dịch tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái chống lại Israel để đoàn kết với Gaza.

Cùng với đó là chiến dịch trên biển nhằm phong tỏa một phần Biển Đỏ đối với tàu buôn của Israel vào cuối năm 2023, đã tăng cường năng lực của họ vào năm 2024 và đã cảnh báo về những "điều bất ngờ" mới dành cho Tel Aviv nếu hành động xâm lược của nước này ở Gaza không dừng lại.

Các cuộc tấn công của Israel, Mỹ và Anh vào các địa điểm quân sự của Houthi và cơ sở hạ tầng dân sự của Yemen đã không ngăn chặn được lực lượng dân quân, trong khi các chuyên gia tình báo Israel thừa nhận rằng Tel Aviv không thể tấn công trên bộ Houthi.

Theo đó, với việc không có cuộc xâm lược trên bộ, tần suất và sức mạnh của các cuộc tấn công của Houthi chỉ có thể tăng lên đến năm 2025.

Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza

Cuối cùng, trên mặt trận ngoại giao, thiệt hại gây ra cho Israel do bản chất tấn công bừa bãi vào Gaza có khả năng sẽ kéo dài đến năm 2025, nếu không muốn nói là nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, trong bối cảnh Nam Phi và hơn chục quốc gia khác cáo buộc Israel đang phạm tội diệt chủng.

Với hơn 47.000 người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Israel-Gaza cho đến nay, hầu hết trong số họ là người Palestine, vẫn chưa rõ người dân trong khu vực và thế giới sẽ chấp nhận duy trì quan hệ bình thường với Tel Aviv trong bao lâu, ngay cả khi các chính phủ sẵn sàng tuân thủ Hiệp định Abraham+ của ông Trump.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.