Xung đột biên giới Kyrgyzstan và Tajikistan leo thang với vũ khí hạng nặng

GD&TĐ - Hôm nay (16/9), Kyrgyzstan và Tajikistan cáo buộc nhau sử dụng xe tăng và súng cối trong một cuộc xung đột biên giới leo thang.

Binh sĩ Kyrgyzstan canh gác biên giới.
Binh sĩ Kyrgyzstan canh gác biên giới.

Kể từ khi giao tranh giữa Kyrgyzstan và Tajikistan nổ ra 3 ngày trước, ít nhất đã có 3 người thiệt mạng và 27 người bị thương.

Cơ quan bảo vệ biên giới Kyrgyzstan cho biết lực lượng Tajikistan đã một lần nữa nổ súng vào một số tiền đồn của họ vào sáng nay tại khu vực biên giới miền núi tranh chấp. Họ cho biết lực lượng Tajikistan đã sử dụng xe tăng, xe thiết giáp chở quân và súng cối.

Theo cơ quan trên, lực lượng Tajikistan sau đó tiến vào ít nhất 1 ngôi làng Kyrgyzstan và nã pháo vào sân bay ở thị trấn Batken của Kyrgyzstan và các khu vực lân cận.

Đáp lại, Tajikistan cáo buộc lực lượng Kyrgyzstan pháo kích vào 1 tiền đồn và 7 ngôi làng bằng “vũ khí hạng nặng” trong cùng khu vực vốn nổi tiếng phức tạp về địa chính trị và dân tộc. Nơi đây trở thành địa điểm xảy ra các vụ tấn công thù địch tương tự vào năm ngoái, suýt dẫn đến một cuộc chiến tranh.

Chính quyền thành phố Isfara của Tajikistan cho biết 1 dân thường thiệt mạng và 3 người bị thương đêm qua. Trong khi đó Kyrgyzstan nói rằng có 31 người bị thương tại tỉnh Batken phía nam.

Theo nhà chức trách Kyrgyzstan, họ đang sơ tán các ngôi làng gần đó khi “giao tranh dữ dội” đang diễn ra.

Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov và người đồng cấp Tajikistan Emomali Rakhmon đều đang tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực ở Uzbekistan, họ không đề cập đến xung đột trong các bài phát biểu của mình tại sự kiện này.

Các cuộc đụng độ biên giới giữa 2 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thường xuyên diễn ra nhưng thường giảm leo thang nhanh chóng. Mặc dù vậy, chúng gần như dẫn đến một cuộc chiến toàn diện vào năm ngoái.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...