Xúc tiến thực hiện “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả”

GD&TĐ - Ngày 27/10, Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới thuộc Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo và ký kết hợp tác thực hiện dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả”.

Lễ ký kết hợp tác giữa Mạng lưới Quản lý giáo dục với Trường ĐH Phenikaa trước sự chứng kiến của nhiều đại biểu
Lễ ký kết hợp tác giữa Mạng lưới Quản lý giáo dục với Trường ĐH Phenikaa trước sự chứng kiến của nhiều đại biểu

Hội thảo được tổ chức trong phạm vi quốc gia, theo phương thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các Sở GD&ĐT, trường phổ thông, trường đại học, trường đào tạo nghề, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các thành viên của Mạng lưới và các cá nhân quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Nhận định về chất lượng lao động hiện nay, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Tổng Giám đốc Vinfast Việt Nam - cho rằng, thái độ và năng lực nghề nghiệp của nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp, lao động rất thiếu các kỹ năng chung, đặc biệt là “tinh thần chiến binh” trong làm việc. Để thay đổi điều này, cần cá thể hóa việc hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trường phổ thông.

Hội thảo còn được nghe các chuyên gia giới thiệu các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng nghiệp hiện đại và những trăn trở với cách làm hướng nghiệp thiếu hiệu quả ở trường phổ thông hiện nay;

Đồng thời chia sẻ chương trình giáo dục hướng nghiệp của Franklin Covey do FCE Việt Nam đang triển khai tại một số trường phổ thông của Việt Nam và kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn công nghệ toàn cầu…

Tại hội thảo, nhiều hiệu trưởng trường THPT cho rằng, rất nhiều trường phổ thông hiện đang gặp nhiều khó khăn trong giáo dục hướng nghiệp, còn nặng về hình thức, chưa thực sự phát triển nhận thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp cho học sinh.

Một trong những nguyên nhân căn bản là, hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông chỉ mang tính “tượng trưng”, thiếu sự kết nối giữa nhà trường phổ thông (đặc biệt là cấp THCS, THPT) với cơ sở đào tạo nghề nghiệp (trường ĐH, CĐ, trường nghề) với thế giới việc làm. Đây là khoảng trống về hướng nghiệp cho học sinh chưa được các bên có lợi ích liên quan cùng quan tâm.

Theo đó, rất nhiều ý tưởng học thuật và thực tiễn đã tạo ra các giá trị đích thực trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, để hướng đến tương lai lực lượng lao động Việt Nam có chất lượng và giá trị cao, đạt các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Mặt khác, cần bắt tay vào hành động vì sự thành công của học sinh trong hành trình hướng nghiệp bền vững: từ trường phổ thông, tới cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thế giới việc làm, phải bắt đầu từ học sinh và vì học sinh.

Hội thảo được tổ chức trong phạm vi quốc gia, theo phương thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến
Hội thảo được tổ chức trong phạm vi quốc gia, theo phương thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến

Trong khuôn khổ của hội thảo, các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Mạng lưới Quản lý giáo dục với Trường ĐH Phenikaa về thực hiện dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả” - Kết nối trường phổ thông- trường đại học/đào tạo nghề - Doanh nghiệp.

Dự án có mục tiêu là hiện thực hóa cam kết kết nối những nhà quản lý giáo dục cùng phát triển và đóng góp cho đổi mới giáo dục về tăng cường hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nâng cao năng lực cho học sinh phổ thông.

Phạm vi triển khai: Giai đoạn 1 (2021–2022) gồm: 10 trường THPT – Miền Bắc, Trường ĐH Phenikaa và 2 doanh nghiệp, Nghiên cứu. Dự án cũng sẽ xây dựng mô hình và quy trình hướng dẫn để có thể nhân rộng dự án cho 25 trường phổ thông, 5 trường đại học trên toàn quốc giai đoạn 2 (năm học 2022 – 2023);

Đồng thời hướng đến kết nối những nhà quản lý giáo dục cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tạo nên những giá trị thiết thực cho các trường thành viên cũng như cộng đồng giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.