Xúc động lễ tưởng niệm 16 học sinh thiệt mạng tại lớp học trong chiến tranh

GD&TĐ - Sáng 19/8, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức Lễ tưởng niệm 55 năm ngày 16 học sinh Trường cấp III Lý Tự Trọng bị trúng bom.

Lễ tưởng niệm 13 học sinh bị bom Mỹ sát hại năm 1968.
Lễ tưởng niệm 13 học sinh bị bom Mỹ sát hại năm 1968.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, UBND huyện Thạch Hà, giáo viên học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng qua các thời kỳ, thân nhân 16 học sinh tử nạn cùng đông đảo bà con địa phương.

Các đại biểu tham dự lễ tưởng niệm.

Các đại biểu tham dự lễ tưởng niệm.

Tại buổi lễ, các địa biểu đã cùng nhau dâng hương tưởng nhớ 16 học sinh tử nạn tại khu Di tích lịch sử Tội ác chiến tranh (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà).

Đây cũng là dịp cán bộ, nhân dân và các thế hệ giáo viên, học sinh Trường Cấp III Lý Tự Trọng (nay là trường THPT Lý Tự Trọng) cùng ôn lại lịch sử bi tráng của dân tộc. Đó cũng là lời nhắc nhở về tội ác của chiến tranh, cảnh giác và lên án chiến tranh, hướng tới hòa bình và hạnh phúc. Từ đó nguyện cùng nhau nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hằng năm đến ngày giỗ, các thế hệ học sinh trường THPT Lý Tự Trọng lại cùng về đây dâng hương tưởng nhớ.

Hằng năm đến ngày giỗ, các thế hệ học sinh trường THPT Lý Tự Trọng lại cùng về đây dâng hương tưởng nhớ.

Cách đây 55 năm, ngày 19/8/1968, Đoàn trường Cấp III Lý Tự Trọng mở lớp học tập và triển khai Nghị quyết 12 của Trung ương Đoàn tại lán học lớp 9A tại thôn Ninh (nay là thôn Giữa, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà).

Khu vực hố bom - nơi xảy ra vụ ném bom thảm sát 16 học sinh trường cấp III Lý Tự Trọng cách đây 55 năm.

Khu vực hố bom - nơi xảy ra vụ ném bom thảm sát 16 học sinh trường cấp III Lý Tự Trọng cách đây 55 năm.

Khoảng 15h30p, sau những tiếng kẻng báo động phòng không đổ dồn, một tốp máy bay phản lực Mỹ bất ngờ nhào tới ném bom. Một quả bom “phát quang” rơi đúng giữa lán học lớp 9A. Quả bom đã làm 15 học sinh bị thương và cướp đi sinh mạng của 16 học sinh vô tội để lại những vết thương, nỗi đau khôn nguôi cho gia đình, người thân và người ở lại.

Thầy giáo Phạm Xuân Chí (nguyên Bí thư Đoàn trường kiêm GV chủ nhiệm lớp 9A, Trường cấp III Lý Tự Trọng).

Thầy giáo Phạm Xuân Chí (nguyên Bí thư Đoàn trường kiêm GV chủ nhiệm lớp 9A, Trường cấp III Lý Tự Trọng).

Ông Đoàn Trọng Loan thân nhân học sinh Đoàn Trọng Phượng - 1 trong 16 học sinh tử nạn.

Ông Đoàn Trọng Loan thân nhân học sinh Đoàn Trọng Phượng - 1 trong 16 học sinh tử nạn.

Năm 2009, khu di tích được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tỉnh, trở thành một địa chỉ lịch sử, điểm đến cho khách tham quan và nhà nghiên cứu.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân xã nhà, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các cựu học sinh, năm 2015, Khu di tích được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Khu di tích đã được chỉnh trang trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.

Khu di tích đã được chỉnh trang trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.

Các thế hệ học sinh dâng hương tưởng niệm 55 năm ngày mất của 16 bạn học.

Các thế hệ học sinh dâng hương tưởng niệm 55 năm ngày mất của 16 bạn học.

Đến nay, khuôn viên di tích được mở rộng, chỉnh trang, đầu tư xây dựng gọn gàng, ngăn nắp. Nhà tưởng niệm khang trang, tôn nghiêm. Đây cũng là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Hà Tĩnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.