Ấn Độ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng với Nga, phớt lờ nỗ lực của Mỹ và các đồng minh châu Âu nhằm thuyết phục New Delhi giảm mức độ tương tác với Moskva trong lĩnh vực này.
Theo Tạp chí Military Watch (MW), Ấn Độ đã tăng đáng kể thị phần trong tổng khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga, củng cố vị thế của Moskva như một đối tác quốc phòng chiến lược.
Theo số liệu thống kê, thị phần xuất khẩu thiết bị quân sự của Nga của Ấn Độ đã tăng 15% chỉ trong 6 tháng qua.
Cơ sở hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước được hình thành từ các dự án như đóng tàu khu trục lớp Talwar thuộc Dự án 11356.
Chiếc tàu thứ bảy của lớp này gần đây đã được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ, diễn biến nói trên nhấn mạnh sức mạnh của mối quan hệ quan hệ song phương giữa hai nước.
Cần lưu ý rằng những thỏa thuận như vậy không chỉ thể hiện tiềm năng khoa học và công nghiệp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Nga mà còn góp phần phát triển ngành đóng tàu quân sự tại Ấn Độ.
Chương trình khinh hạm tập trung vào nội địa hóa sản xuất, cho phép tích hợp công nghệ của Nga vào các hạ tầng của các doanh nghiệp Ấn Độ, từ đó mang lại cho họ trình độ sản xuất mới.
Nga vẫn là đối tác quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ nhờ di sản của Liên Xô và những đổi mới hiện đại. Hiện nay cả hai nước đang thực hiện hơn 200 dự án quốc phòng chung, bao gồm sản xuất máy bay chiến đấu, xe tăng và hệ thống phòng không.
Trong bối cảnh xung đột Ukraine và áp lực ngày càng tăng của phương Tây đối với Moskva, Ấn Độ vẫn giữ quan điểm trung lập, tìm cách cân bằng lợi ích chiến lược của mình.
New Delhi tiếp tục coi Moskva là nhà cung cấp vũ khí và công nghệ đáng tin cậy, điều này cho phép Ấn Độ duy trì năng lực chiến đấu ở mức độ cao đối với các lực lượng vũ trang của mình.
Vấn đề nữa cũng cần được nhắc đến là Nga còn thông qua Ấn Độ để xuất khẩu vũ khí một cách gián tiếp, điển hình như số tiền xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos sẽ được phân bổ về liên doanh và tạo ra dòng tiền chảy về Moskva, đồng thời tránh cho khách hàng phải chịu lệnh cấm vận của Mỹ theo Đạo luật CAATSA.