Xuất khẩu vũ khí của Nga sôi động trong tháng 7/2018

GD&TĐ - Tháng 8/2018 mang đến cho nền Công nghiệp quốc phòng Nga nhiều bản hợp đồng mới. Ví dụ như xuất hiện thông tin về việc hoàn thiện hợp đồng giữa Nga và Qatar về việc chuyển giao hệ thống tên lửa chống tăng “Cornet-E”, súng phóng lựu và các loại súng bộ binh.

Tên lửa chống tăng "Cornet-E"
Tên lửa chống tăng "Cornet-E"

Ấn Độ cũng tiếp cận việc mua 48 máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17V-5, còn Lào nhận lô hàng đầu tiên Mi-17 sửa chữa. Cũng trong tháng 7 xuất khẩu quốc phòng Nga đưa tin về việc tham gia thị trường thế giới với các phương tiện quân sự trên biển, trong đó có ngư lôi, thủy lôi đáy và thủy lôi neo cũng như các thiết bị lặn.

Hợp đồng hệ thống tên lửa chống tăng “Cornet-E” với Qatar

Đại sứ Nga tại Qatar Nurmahmad Kholov trong bài báo đăng trên TASS vào hôm 21/7/2018 đã viết rằng Nga và Qatar đã ký kết hợp đồng chuyển giao cho lực lượng vũ trang của nước Ả Rập này các loại súng bộ binh, súng phóng lựu và tổ hợp tên lửa chống tăng “Cornet-E”. Ngài đại sứ cũng cho biết vào tháng 10 năm 2017 nước Nga và Qatar đã ký thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự, sau thỏa thuận này đã tiến hành ký kết các đơn đặt hàng cụ thể. Hiện tại thì Qatar đang giới hạn trong việc mua các loại vũ khí truyền thống.

Đại sứ của Nga cũng cho biết thông tin về việc Qatar quan tâm tới hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 “Triumf” của Nga. Theo lời ông, khả năng về việc mua hệ thống này đang được thảo luận, nhưng hiện nay việc đàm phán đang dừng lại. Việc Qatar có ý định mua S-400 đang bị Ả Rập Saudi phản đối.

Hệ thống tên lửa chống tăng “Cornet-E” phiên bản xuất khẩu được phát triển tại nhà máy thiết bị tại Tula. Hệ thống này đang có nhu cầu khá ổn định trên thị trường thế giới. Nó được sử dụng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, trong đó có các loại phương tiện có hệ thống phòng thủ chủ động hiện đại. “Cornet” cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5500 m trong điều kiện ban ngày và 3500 m trong điều kiện ban đêm (tầm xa tối đa). Hiện nay nó đang được sử dụng tại Armenia. Hy Lạp, Ấn Độ, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác.

Ấn Độ tiến gần tới việc mua 48 máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17V-5

Hiện nay Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành việc đàm phán với đối tác Nga về việc mua thêm 48 máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17V-5 với tổng kinh phí khoảng 1,1 tỉ USD. Trong đó có 38 máy bay trực thăng sẽ trang bị cho lực lượng không quân Ấn Độ, 10 chiếc còn lại cho lực lượng Bộ nội vụ Nga. Theo nguồn tin chính thức từ Ấn Độ thì hợp đồng mua 48 máy bay trực thăng của Nga được ký kết trong thời gian Tổng thống Nga Vladimir sang thăm Ấn Độ. Chuyến thăm này dự kiến sẽ vào đầu tháng 10/2018.

Máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17V-5
 Máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17V-5

Thông tin về việc ký hợp đồng mua 48 máy bay trực thăng này giữa Nga và Ấn Độ được biết đến từ tháng 9/2015, tuy nhiên đến nay việc đàm phán vẫn tiếp tục, và việc đàm phán này liên quan đến giá trị của bản hợp đồng.

Ấn Độ hiện nay là một đối tác lớn của máy bay trực thăng Mi-17. Theo 2 bản hợp đồng tổng trị giá 2,87 tỉ USD, nước này trong thời gian từ 2008 đến 2016 đã nhận được 151 máy bay Mi-17V-5 của nhà máy sản xuất trực thăng tại Kazan. 139 chiếc Mi-17V-5 được trang bị cho lực lượng vũ trang, 12 chiếc được trang bị cho cảnh sát và các tổ chức khác.

Lô máy bay trực thăng sửa chữa Mi-17 chuyển cho Lào

Tập đoàn “Trực thăng Nga” hoàn thành hợp đồng đầu tiên cho Bộ quốc phòng Lào. Trong buổi lễ ký kết, khách hàng nước ngoài đã được chuyển giao lô từ 4 chiếc trực thăng đa chức năng Mi-17 được sửa chữa.

Buổi ký kết hợp đồng được thực hiện tại sân bay ở thành phố Viêng Chăn. Tham gia buổi ký kết có các quan chức cũng như bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào. Tại đây các phi công Lực lượng Không quân Lào đã thực hiện bay trình diễn trên những chiếc Mi-17 sữa chữa này.

Máy bay trực thăng Mi-17 sửa chữa
 Máy bay trực thăng Mi-17 sửa chữa

Hiện nay Lào đang có hơn 20 máy bay trực thăng quân sự và dân dụng, loại được sản xuất bởi tập đoàn “Trực thăng Nga”. Bên cạnh Mi-17 thì Lào cũng đang sử dụng máy bay trực thăng đa chức năng tầm trung Ka-32T.

Xuất khẩu quốc phòng Nga chào hàng các phương tiện kỹ thuật hải quân trên thị trường quốc tế

Hiện nay lực lượng hải quân của các nước trên thế giới có khoảng 225 tàu được đóng bởi Nga. Trong đó các tàu mang vũ khí ngầm dưới nước  có khoảng hơn 100 chiến hạm và tàu ngầm.

Một số sản phẩm được giới thiệu như thủy lôi đáy MDM-1 và MDM-2 sử dụng tiêu diệt các loại tàu ngầm và chiến hạm. Ngoài ra thủy lôi MDM-3 sử dụng tiêu diệt các chiến hạm có mức choán nước không lớn, trong đó có các loại tàu đổ bộ hải quân của kẻ địch, ngoài ra nó cũng có thể được sử dụng như một loại mìn phòng thủ.

Ngoài ra Nga cũng giới thiệu loại thủy lôi neo MShM “ Self”, hiện nay trên thế giới chưa có loại tương tự. Loại thủy lôi này có thể được lắp trên than tàu ngầm, chiến hạm cũng như các loại tàu sân bay. Loại thủy lôi này được trang bị thiết bị Hidro Acoustic nhằm phát hiện các mục tiêu ngầm và trên mặt biển của kẻ địch với mọi tốc độ và tiếng ồn phát ra.

Ấn Độ, Việt Nam và Indonedia không nằm trong diện trừng phạt của Mỹ

Theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm thì trong giai đoạn 2013-2017, tỉ trọng xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt 34%, của Nga đạt 22%. Ba khách hàng chính về vũ khí – khí tài của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Còn ba khách hàng lớn nhất của Mỹ là Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Úc.

Để áp đặt các biện pháp khác nhau lên các quốc gia mua vũ khí từ Nga, chính quyền Mỹ đã ban đạo hành luật “Chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt CAATSA”. Trong đó đã nêu ra cụ thể các quốc gia nào sẽ bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, quốc gia nào không bị áp đặt.

Theo đó danh sách đưa ra một số quốc gia mà Lầu Năm Góc cho rằng các lệnh trừng phạt không có tác dụng, bao gồm Việt Nam, Ấn Độ và Indonedia. Chính quyền Donald Trump cũng đang cố gắng linh động phát triển đối tác với các quốc gia này, trong đó có các lĩnh vực đối tác về kỹ thuật quân sự. Vì thế Nhà Trắng đã quyết định rằng các biện pháp trừng phạt chống lại các quốc gia này có thể làm suy yếu toàn bộ quá trình trên. 

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ