Xử lý nước uống bằng công nghệ plasma

Nguồn nước máy của Việt Nam hiện đang bị nhiễm khuẩn trầm trọng, không thể sử dụng trực tiếp vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, cần thiết phải được xử lý bằng công nghệ trước khi đến được tay người sử dụng.

Nước máy tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn khá cao
Nước máy tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn khá cao
Đây là chủ đề chính của chương trình báo cáo phân tích xu hướng công nghệ được Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức sáng 31/7/2014. TS Trần Ngọc Đảm (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) là diễn giả chính của chương trình.

Theo TS Đảm, nguồn nước máy hiện nay ở Việt Nam không thể uống trực tiếp vì nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại tạp chất rất cao. 

Trên thực tế, việc dùng các loại nước uống tinh khiết đóng chai, bình hay qua thiết bị lọc nước thường dùng (ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược – RO, công nghệ lọc nước sạch theo nguyên lý hấp phụ) có chi phí khá cao và đang được cảnh báo là thiếu các vi chất, khoáng chất, mất cân bằng điện giải.

Công nghệ plasma có thể giải quyết được những vấn đề này. Công nghệ plasma tạo ra gốc tự do có lực oxy hóa rất mạnh, đồng thời tạo ra hiện tượng sóng xung kích (shockwaves), tia cực tím (UV) và hiện tượng phá vỡ lên kết hóa học (vòng benzen) bởi các va chạm mạnh của các hạt mang điện (electron và ion). 

Nhờ đó có thể phá vỡ các thành phần hóa học độc hại và diệt virus trong nước uống. Các tạp chất bị đốt trực tiếp trong môi trường plasma nên nước sau khi xử lý không bị chuyển màu theo thời gian. Plasma được tạo ra trực tiếp trong môi trường nước nên quá trình xử lý nhanh và hiệu quả.

Theo phân tích của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TPHCM, hiện nay, sáng chế về các phương pháp, công nghệ xử lý nước uống được đăng ký bảo hộ ở 20 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 800 sáng chế thuộc các công nghệ màng lọc, nano, UV, plasma. 

Hướng nghiên cứu xử lý nước uống bằng công nghệ plasma bắt đầu có sáng chế đầu tiên vào thập niên 90, hiện nay đã trở thành mối quan tâm trên toàn cầu và hứa hẹn đây là lĩnh vực còn nhiều đột phá trong tương lai.

TS Đảm cho biết thêm, tại Việt Nam, nghiên cứu về công nghệ plasma trong xử lý nước uống đã được Phòng Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) hoàn thành ở giai đoạn 1. 

Kết quả này có thể áp dụng để xử lý nước uống đầu vào là nguồn nước thủy cục và xử lý nước uống cho cộng đồng như bệnh viện, trường học, khu công nghiệp… 

Hiện tại, công nghệ plasma đã được ứng dụng trong thiết bị xử lý nước uống của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, chi phí lắp đặt hệ thống khoảng 400 triệu đồng.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.