Xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

GD&TĐ - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Trong đó quy định xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực này từ 300 nghìn đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp đôi cá nhân.

Xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Theo Nghị định, hành vi trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê bị phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 1- Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp đối tượng điều tra tự ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra theo hướng dẫn của điều tra viên (phương pháp điều tra gián tiếp) dưới 05 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê; 2- Nộp không đủ phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp, so với quy định của phương án điều tra thống kê; 3- Ghi không đủ các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra theo quy định của phương án điều tra thống kê.

Đối với hành vi nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp từ 05 ngày đến dưới 10 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Nghị định sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi lập báo cáo thống kê không đầy đủ nguồn số liệu trong chế độ báo cáo thống kê do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Các hành vi như khai man số liệu trong báo cáo thống kê; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác khai man số liệu trong báo cáo thống kê sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Áp dụng mức phạt tiền cao từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thống kê trong phiếu, biểu điều tra thống kê, báo cáo thống kê và dữ liệu hành chính, dữ liệu thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó.

Nghị định nêu rõ, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.

Theo Văn phòng Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...