Xử lý khi trẻ bị bắt cóc: Nên im lặng tìm kiếm hay thông báo rộng rãi?

GD&TĐ - Khi trẻ mất tích, cha mẹ thường nhanh chóng chia sẻ thông tin trên Facebook hay các phương tiện thông tin đại chúng để tìm con. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý tội phạm khuyến cáo việc làm này hoàn toàn sai lầm, có thể gây nguy hại cho trẻ, khó khăn trong công tác điều tra, truy bắt tội phạm và giải cứu.

Xử lý khi trẻ bị bắt cóc: Nên im lặng tìm kiếm hay thông báo rộng rãi?

Im lặng tìm kiếm hay thông báo rộng rãi?

Chuyên gia tâm lý tội phạm khuyến cáo, khi xảy ra tình huống con trẻ bị bắt cóc, mặc dù người thân rất sốc, hoang mang và nôn nóng tìm kiếm, nhưng trước hết cần phải tỉnh táo, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho chính con em của mình và khó khăn trong công tác điều tra, truy bắt tội phạm và giải cứu trẻ.

Trái với suy nghĩ của nhiều người là phải lan truyền rộng khắp thông tin trẻ bị bắt cóc trên Facebook, báo đài,... thì chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng, phụ huynh không nên gây ồn ào, thông tin về việc bắt cóc càng ít lan truyền càng tốt, hạn chế đánh động đối tượng.

Nếu không, chúng sẽ càng cảnh giác, gây sức ép, tống tiền, tìm các thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội của mình, đưa trẻ đi xa hơn, thậm chí gây hại sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.

Trình báo trẻ bị bắt cóc: khi nào và ở đâu?

Ông Nguyễn Văn Chung, viện trưởng Viện KSND quận 3, TP.HCM cho biết: "Không chỉ có công an là nơi duy nhất công dân có thể tố cáo, hoặc tố giác tội phạm."

Thông thường người dân sẽ đến cơ quan công an gần nhất để báo tin. Tuy nhiên, người dân có thể đến viện kiểm sát để trình báo những vụ việc mà người dân nghi ngờ trẻ bị bắt cóc hoặc mất tích.

Người dân có thể đến viện kiểm sát bất kể thời gian nào và những thông tin này viện kiểm sát sẽ chuyển sang cơ quan công an và giám sát chặt chẽ quá trình điều tra những tin báo này.

Về nguyên tắc, khi tin báo tố giác được gửi đến cơ quan công an sẽ được phân loại và chuyển lên cấp trên để điều tra làm rõ. Chậm trễ, sai sót tại khâu nào thì khâu ấy phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, ông Đặng Hoa Nam - phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH - khẳng định: “Người dân có thể Gọi đến đường dây nóng 18001567 để trình báo việc người thân bị mất tích, để báo việc trẻ bị mất tích hoặc có dấu hiệu bị bắt cóc”.

Đường dây nóng này có trách nhiệm tiếp nhận thông tin mua bán trẻ em, bạo hành trẻ em, sau đó sẽ kết nối với phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của các tỉnh thành để được hỗ trợ.

Ngoài ra trung tá Trần Minh Thọ - trưởng công an phường 15, quận 10 (TP.HCM) cho biết trong mọi trường hợp gia đình của nạn nhân mất tích không được đưa tiền để chuộc, trao đổi với các nghi phạm mà phải báo cho công an.

Đồng thời, gia đình của nạn nhân nên trình báo sự thật, càng chính xác bao nhiêu thì công an sẽ nhanh chóng đưa ra phương án giải cứu chính xác và nhanh chóng bấy nhiêu.

Theo Giadinhmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.