GD&TĐ - Các món chiên, món xào thường sử dụng nhiều dầu ăn trong quá trình nấu nướng. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: "Làm thế nào để xử lý dầu ăn còn thừa lại sau khi nấu nướng?”.
Bởi việc đổ dầu ăn xuống cống rãnh có thể làm tắc nghẽn đường ống nước và bốc mùi hôi khó chịu. Cùng tìm hiểu cách xử lý dầu ăn thừa đúng cách sau đây, từ đó giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn bồn rửa.
1. Cách loại bỏ dầu ăn với số lượng ít
Đợi dầu ăn nguội hẳn trước khi tiến hành xử lý bởi dầu nóng có thể gây bỏng nghiêm trọng. Đồng thời, hãy luôn đảm bảo bạn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn khi nấu nướng và dọn dẹp trong nhà bếp.
Sau khi dầu ăn nguội, dùng khăn giấy thấm bớt dầu hoặc mỡ dưới đáy chảo và dụng cụ nấu ăn.
Bỏ khăn giấy vào thùng rác trong bếp của bạn.
2. Xử lý dầu ăn thừa với số lượng lớn
Trước hết, hãy đợi dầu nguội hoàn toàn trước khi xử lý.
Sau đó đổ dầu đã sử dụng từ chảo hoặc dụng cụ nấu ăn vào một thùng hoặc hộp đựng cũ, chẳng hạn như những vỏ chai dầu cũ.
Bảo quản dầu trong tủ lạnh qua đêm cho đến khi dầu đông đặc lại sau đó mới bỏ thùng rác.
️
Với cách xử lý dầu ăn thừa an toàn và không gây rủi ro tắc nghẽn bồn rửa mà mình vừa chia sẻ, hy vọng bạn có thể thoải mái tận hưởng những món ăn chiên xào mà không cần phải quá lo lắng. Đồng thời, để đảm bảo sức khoẻ hãy luôn vứt bỏ dầu ăn đã qua sử dụng một cách có trách nhiệm và tái sử dụng lại nếu có thể nhằm tránh lãng phí.
3. Tái chế dầu ăn thừa đúng cách
Đối với dầu đã qua sử dụng một lần nếu số lượng nhỏ bạn có thể thải bỏ, nhưng đối với số lượng dầu qua sử dụng lớn thì có thể tái sử dụng lại nhưng phải là dầu đã được sử dụng đúng cách và không bị cháy két hay làm nóng quá lâu, bạn có thể thực hiện các bước sau để tái chế dầu ăn thừa.
Chuẩn bị một ray lọc, giấy thấm dầu cùng hộp thủy tinh để đựng dầu ăn thừa. Lọc dầu ăn qua ray và giấy thấm dầu nhiều lần để loại bỏ hết cặn thức ăn và đảm bảo dầu sạch cho lần sử dụng sau.
Để nguội, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông hoặc đặt ở nơi thoáng mát..
Hãy thử dầu ăn trước khi sử dụng tiếp bằng cách ngửi để đảm bảo dầu không bị ôi thiu.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Sau 22 năm chia tách, xây dựng và phát triển, huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu) đã có nhiều đổi thay tích cực, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...