Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học

Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học

Hômnay (11/7) tại ĐH Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng các tạp chíkhoa học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. 

Các đại biểu đã chia sẻkinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, uy tín quốctế… của các tạp chí khoa học để gia nhập hệ thống trích dẫn Châu Á - ACI.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạocác Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT gồm: GS.TS. Tạ Ngọc Đôn - Vụ trưởng VụKHCN&MT; TS. Vũ Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&MT; GS. TSKH. Bùi VănGa - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Tổng biên tập Tạp chí KHCN-ĐH Đà Nẵng; đạidiện lãnh đạo các ĐH, trường, viện, các tạp chí khoa học trong nước.

Xu hướng phát triển phiên bản điện tử các tạp chí khoa học ảnh 1
GS.TSKH Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Tổng biên tập Tạp chí KHCN-ĐH Đà Nẵng đề xuất cần phát triển phiên bản điện tử để nâng cao chỉ số trích dẫn.

PGS.TS Lê Quốc Hội - Tổngbiên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chiasẻ về các Tiêu chí, cách thức xét duyệt tạp chí của hệ thống trích dẫn ASEAN vàcác giải pháp cho tạp chí khoa học Việt Nam; 

GS.TS Nguyễn Hữu Đức – ĐH Quốc giaHà Nội đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống tạp chí Việt Nam;

PGS.TSĐinh Văn Thuật - Trưởng Văn phòng Tạp chí KHCN Xây dựng, Trường ĐH Xây dựng đưara một số khuyến nghị khi gia nhập ACI từ tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng,Trường Đại học Xây dựng.

Kinh nghiệm của ĐH Quốcgia cho thấy, vì là một ĐH đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên theo mô hình tạpchí hiện đại, sẽ có nhiều chuyên san. 

"ĐH Quốc giakhông có tạp chí nào vào hệ thống trích dẫn ASEAN nên phải tách chuyênsan. Mỗi chuyên san cũng phải có một hội đồng biên tập để phù hợp với chuyênmôn" – GS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

Một kinh nghiệm củaTrường ĐH Xây dựng là tạp chí khoa học tiếng Việt rất khó vào hệ thống tríchdẫn ASEAN. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học muốn gia nhập ACI cầnđầu tư bản xuất bản bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi khắt khehơn về chất lượng bài báo.

Xu hướng phát triển phiênbản điện tử của các tạp chí khoa học thuộc cơ sở giáo dục đại học cũng được cácđại biểu đề cập đến. 

Trong chiến lược nâng tầm uy tín và chất lượng quốc tế củaTạp chí KHCN của ĐH Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng đang đầu tư phát triển mở rộng Phiênbản điện tử và đã được các Bộ, Ngànhủng hộ, cho tiến hành các thủ tục cấp phép. 

Tạp chí KHCN - ĐH Đà Nẵng cũng đangxúc tiến hội nhập, tham gia vào hệ thống trích dẫn Châu Á (ACI) cũng như theolộ trình tiến đến tham gia các hệ thống trích dẫn thế giới. 

Theo GS.TSKH BùiVăn Ga, "nếu không xuất bản bản điện tử, kết quả công trình nghiên cứukhông được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc tế. Như vậy làm sao mà có người thamkhảo, trích dẫn được".

GS.TSKH Bùi Văn Ga chorằng, để đa dạng hóa tác giả - điều kiện cần thiết để gia nhập ACI, các cơsở giáo dục đại học cần có sự chia sẻ nguồn lực với nhau. 

"Nếu chỉ co cụm từngtạp chí của từng cơ sở giáo dục đại học, rất khó để gia nhập ACI" –GS.TSKH Bùi Văn Ga nhận định.

Tuy nhiên, các đại biểucũng đề xuất Bộ GD&ĐT cần làm việc với Bộ Thông tin – truyền thông để cónhững cơ chế đặc thù cho các tạp chí khoa học, bởi nó không như một cơ quan báochí, trong đó có hướng phát triển phiên bản điện tử để tháo gỡ một số vướngmắc, khó khăn về giấy phép.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ