Xôn xao Nghệ An: Mổ gà, phát hiện dị vật nghi là “kê bảo” cực hiếm

GD&TĐ - Hai ngày qua, người dân xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang bàn tán xôn xao về chuyện mổ gà làm thịt, bất ngờ phát hiện dị vật nghi là “kê bảo” quý hiếm.

Xôn xao Nghệ An: Mổ gà, phát hiện dị vật nghi là “kê bảo” cực hiếm

Trưa ngày 2/5, ông Nguyễn Trọng Khoa (56 tuổi) ở xóm 3,  xã Thanh Thủy làm thịt gà để chuẩn bị cơm trưa, trong lúc mổ gà bất ngờ thấy một khối dị vật khác thường. “Lúc đầu tôi tưởng là trứng gà, nhưng thò tay vào đưa lên thì không phải, vì nó lớn lắm” – ông Khoa kể.

xon xao nghe an: mo ga, phat hien di vat nghi la "ke bao" cuc hiem hinh anh 1

Ông Nguyễn Trọng Khoa (phải) đang nói về khối dị vật.

Khối dị vật này nặng gần 0,8 kg, gồm nhiều hòn màu vàng, hơi rắn, có kích thước to nhỏ khác nhau. Người dân xung quanh nghe tin liền kéo đến xem khá đông. Nhiều người cho rằng, đây có thể là “kê bảo” quý hiếm.

Được biết con gà nhà ông Khoa vừa làm thịt thuộc giống gà cỏ, nặng 2,8 kg, đã nuôi được 5 năm. Hình dáng con gà này không có gì khác thường. Ông Khoa cho biết thêm: “Nuôi gà làm thịt đã nhiều, nhưng khi nhỏ tới giờ, tôi mới thấy dị vật như thế này trong bụng gà. Tôi cũng chưa xác định được nó là cái gì, nên đang cất trong tủ lạnh”.

xon xao nghe an: mo ga, phat hien di vat nghi la "ke bao" cuc hiem hinh anh 2

Khối dị vật màu vàng có trọng lượng 0,8 kg.

Theo dân gian: "Kê bảo" là nang buồng trứng gà mắc bệnh bị biến dạng với thành phần cơ bản giống lòng đỏ trứng gà. Tên gọi "kê bảo" trong tiếng Trung chỉ vật có giá trị trong cơ thể con gà. "Kê bảo" thường xuất hiện trong bụng những con gà mái già nuôi lâu năm. Người Trung Quốc tin rằng "kê bảo" có thể dùng để bào chế thành thuốc chữa bệnh.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.