Xóa mù trên thôn Vạn

GD&TĐ - Thôn Vạn Hạ Lang thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế được hình thành từ sự quần cư của những cư dân thủy diện trên sông Bồ. 

Đồng chí Lê Quốc Khánh, PCT UBND xã Quảng Phú, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập xã nói chuyện cùng bà con trong lễ khai giảng năm học mới tại thôn Vạn Hạ Lang
Đồng chí Lê Quốc Khánh, PCT UBND xã Quảng Phú, Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập xã nói chuyện cùng bà con trong lễ khai giảng năm học mới tại thôn Vạn Hạ Lang

Trong những năm qua, đời sống của người dân đã từng bước cải thiện, có sự phát triển đáng kể về kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, số người mù chữ trong thôn vẫn còn cao nếu so sánh với các thôn khác trên địa bàn xã Quảng Phú. Điều này có căn nguyên từ việc mưu sinh lênh đênh trên mặt nước của đa số người dân.

Hiểu được tầm quan trọng của việc xóa mù trên địa bàn thôn Vạn, những năm qua, Trung tâm GDNN – GDTX huyện Quảng Điền cùng Ban chỉ đạo phổ cập xã Quảng Phú thường xuyên bám sát địa bàn, kết hợp cùng các đoàn thể chính trị của thôn để vận động người dân ra lớp. Việc tổ chức thành công một buổi lễ khai giảng có đông đủ các học viên lớp xóa mù chữ đã khó, việc duy trì lớp học lại càng khó khăn hơn.

Bởi vì những người mù chữ đa phần đều lớn tuổi, có gia đình, hàng ngày vất vả làm kinh tế, ban đêm phải chăm lo con cái nên việc sắp xếp thời gian đến lớp không hề dễ.

Hiểu được những khó khăn đó, Ban Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Quảng Điền luôn tăng cường giáo viên chuyên trách trên địa bàn xã, Ban chỉ đạo phổ cập xã luôn kêu gọi các đoàn thể chính trị của thôn cùng vào cuộc để duy trì lớp học. Cụ thể, giáo viên chuyên trách trên địa bàn thường cùng với các đoàn thể trong thôn như Chi bộ, hội Phụ nữ, Mặt trận, hội Nông dân, Đoàn thanh niên… đến từng nhà để vận động bà con ra lớp.

Đồng thời, trong quá trình dạy học, những giáo viên chuyên trách phải linh động về thời gian để tập hợp đầy đủ học viên cho buổi học diễn ra thành công. Giáo viên chuyên trách cũng phải tìm hiểu về cuộc sống thường nhật của học viên để hiểu và sẻ chia với những khó khăn thường ngày mà họ gặp phải để kịp thời động viên, không để học viên bỏ lớp giữa chừng.

Tâm sự cùng các anh chị học viên trong buổi khai giảng năm học mới 2017 - 2018 vào tối ngày 8 tháng 9 năm 2017, đồng chí Lê Quốc Khánh, PCT UBND xã Quảng Phú, trưởng Ban chỉ đạo phổ cập xã khẳng định: Xóa mù chữ là công tác cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả cao, đồng thời, mỗi ngày ra lớp của bà con là một ngày vui đối với Ban chỉ đạo phổ cập xã cũng như giáo viên chuyên trách trực tiếp đứng lớp.

Một mùa khai giảng mới lại về, trên con đường lênh đênh đến với bà con thôn vạn, trong lòng những giáo viên xóa mù lại bộn bề bao cảm xúc. Phía trước còn bao vất vả khó khăn cùng những buồn vui của nghề dạy học. Cuộc mưu sinh vẫn còn nhiều nhọc nhằn, nhưng tất cả học viên lớp học xóa mù vẫn ấp ủ một quyết tâm sẽ vượt qua những khó khăn để đến với từng con chữ.

Ngoài kia, giữa đêm thu, dòng sông Bồ vẫn chảy, và hành trình xóa mù trên thôn Vạn vẫn sẽ chẳng khi nào ngưng nghỉ, cho đến một ngày tất cả bà con đều viết được bằng quốc ngữ những gì họ nghĩ trong lòng mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.